Trước đây trong lòng luôn tâm tâm niệm niệm *Tokyo Love Story* mới là bộ phim Nhật Bản hay nhất, lần đầu tiên trông thấy nụ cười rạng rỡ như ánh mặt trời của Suzuki Honami thì ngay lập tức đã si mê nàng, cũng vì nàng mà xem trọn...
Trước đây trong lòng luôn tâm tâm niệm niệm *Tokyo Love Story* mới là bộ phim Nhật Bản hay nhất, lần đầu tiên trông thấy nụ cười rạng rỡ như ánh mặt trời của Suzuki Honami thì ngay lập tức đã si mê nàng, cũng vì nàng mà xem trọn và đặt hết tình cảm vào *Tokyo Love Story*… Thời gian cứ thế trôi qua, từ thanh niên đến trung niên, xem qua *Long Vacation* mới cảm thấy đây là một tác phẩm chân thật mà ấm áp lòng người, so với *Tokyo Love Story* làm người ta thương cảm thì *Long Vacation* như ngọn gió mát lành.
Đã xem rất nhiều phim điện ảnh lẫn truyền hình, cảm thấy *thị giác* chính là thứ giác quan chi phối tôi lớn nhất. Cho nên trong bài viết ngắn gọn này, tôi sẽ chỉ giới thiệu những nhân vật chính trong phim.
Rất nhiều nam sinh đều nói Minami không đẹp, nhưng tôi lại thấy dáng người của nàng rất đẹp, chính là cử chỉ có điểm tùy tiện, đặc biệt là mỗi lần lấy Coca từ trong tủ lạnh, vì lẽ gì luôn có thói quen nhấc chân cao lên? Có thể là Tomoko quá chú trọng vào từng chi tiết miêu tả nhân vật, cá nhân tôi luôn cảm thấy Tomoko đã khắc họa Minami vô cùng sinh động, đặc biệt là những trường đoạn nội tâm phức tạp, theo từng cung bậc *khởi, thừa, chuyển, hợp*.
Minami, một cô gái lạc quan lại có phần bạo dạn nên tựa hồ nàng sẽ không vì bất cứ chuyện gì mà gục ngã, cho dù bị chú rể vứt bỏ. Nhưng thực sự nàng là một người rất si tình, trong ngày sinh nhật của mình nàng cứ mãi chờ đợi một cú điện thoại từ Asakura, chỉ vì anh đã hứa sẽ đưa tới lời chúc mừng sớm nhất. Hình ảnh của người phụ nữ 30 tuổi cô độc được Tomoko thể hiện khá trọn vẹn, tình cảm lẫn sự nghiệp đều thất bại, làm cho nàng cảm thấy cuộc đời mình thật u ám, mãi cho đến khi nàng nghe được một đoạn thuyết giáo kinh điển từ Sena: ” \Hãy xem như đó là món quà mà các vị thần ban tặng cho cô để cô có một kì nghỉ dài mà nhìn lại chính mình, không cần phải gắng sức mà đem toàn bộ sức mạnh để tiến lên, con người đâu ai cứ mãi thuận buồn xuôi gió. Những lúc mệt mỏi, cô không cần miễn cưỡng đi về phía trước, cũng không cần phải khẩn trương hay cố gắng làm gì, hết thảy hãy thuận theo tự nhiên. Sau đó, mọi chuyện sẽ chuyển biến tốt đẹp thôi.”
Về sau, Minami chính là người cổ vũ Sena theo đuổi Ryoko, mọi việc bắt đầu rẽ theo chiều hướng tốt khi cô gặp được Sugisaki Tetsuya – người đàn ông biết trân trọng mình. Tôi nhớ rõ công việc của Minami rất vất vả, vì tính tình thẳng thắng *ruột để ngoài da* nên cô gặp khó khăn trong giao tiếp, cảm thấy nàng thật đáng yêu. Cho nên mặc kệ là Minami hay Sena, tôi đều yêu thích.
Nhìn như yếu đuối nhưng luôn ẩn hàm nội tâm khó giãi bày là Hidetoshi Sena (Kimura Takuya)
Kimura trong phim có điểm ngây ngô, nhưng vô cùng phù hợp với cá tính nhân vật, trước mặt mọi người anh không dễ mở lòng, như lời của giáo sư luyện đàn từng nói: ”Kĩ thuật của cậu rất thành thạo nhưng tiếng đàn của cậu không thể làm người nghe phát sinh sự đồng cảm, bởi nó lạnh như băng, không hề có một tia tình cảm nào”. Bên trong Sena luôn là một thành vách mà không ai có thể tiến vào, ngoại trừ Minami bởi Minami luôn dùng sự hồn nhiên, chân thành để an ủi Sena. Ấn tượng nhất là cảnh Sena và Minami bắt chước bộ dáng của Ryoko, làm tôi cười đau cả bụng. Minami cứ bắt Sena học hỏi thần thái cung kính của Ryoko và Sena cũng đã học rất tốt, bất quá vô cùng khôi hài. Quả thực, thích một người có lẽ vì thần thái ban đầu của người đó, và Sena cứ như vậy mà thầm mến Ryoko.
Tình cảm của Sena dành cho Minami chính là *hậu tri hậu giác*, khi nhìn thấy Minami và Tetsuya bên nhau vui vẻ anh mới phát hiện mình đã yêu Minami từ rất lâu rồi. Vậy là anh bắt đầu hoài nghi chính mình, thậm chí hoài nghi cả đam mê của mình với âm nhạc, dẫn đến việc anh bán đi chiếc đàn dương cầm mà anh vô cùng trân quý. Nhưng một lần nữa, Minami đã đến bên anh, cứu vớt giấc mộng của đời anh. Nàng học đàn, diễn tấu bài hát quen thuộc của bọn họ, dùng nó đả động cõi lòng đã muốn vỡ tan của Sena. Tôi nhớ một lần, giáo sư đã hỏi Sena: ”Cậu có tin tưởng vào kì tích không?”, khi ấy Sena đã trả lời: ”Tin tưởng”. Cuối cùng, trong thính phòng với thứ ánh sáng rực rỡ, Minami từ đâu xuất hiện, còn Sena do quá hạnh phúc nên anh đã đem tất cả tình cảm dồn nén bấy lâu mà gửi vào tiếng đàn, tôi không biết ca khúc ấy tên gì nhưng nó làm tôi rung động, đến khi tiếng nhạc kết thúc cũng là lúc khán giả tặng anh những tràng vỗ tay không ngớt bởi vì họ nghe được *tình yêu*, còn Sena – anh đã tìm thấy kì tích của mình.
Rụt rè, cao ngạo, luôn hướng về phía trước là Okusawa Ryoko (Matsu Takako)
Phần lớn các vai diễn của Takako đều là thục nữ, đó là bản sắc của riêng nàng. Ryoko trong phim vẫn là cô gái xinh đẹp nhất, nhưng dường như những cô gái ngoan ngoãn thì luôn thích một chàng trai nghịch ngợm, thích gây sự. Cho nên việc Ryoko thích Shinji cũng không có gì bất ngờ, thế nhưng tôi có cảm giác người con gái này quá nhút nhát, làm việc gì cũng nơm nớp lo sợ. So với vai diễn Ryoko thì tôi càng thích Uzuki trong *April Story*, một cô gái mang tình yêu đơn phương, ngày ngày đạp xe đạp đến thư viện, đối mặt với người mình yêu chỉ âm thầm quan tâm mà không dám tỏ bày. Bộ dáng nhu thuần dịu dàng của Takako trong phim làm tôi không thôi yêu mến.
Thực đàn ông, thực tự do là Hayama Shinji (Takenouchi Yutaka)
Rất nhiều nữ sinh thích Shinji, không câu nệ lại hồn nhiên, đặc biệt là phân đoạn ở quán bar, nhìn anh phối hợp diễn tấu với Ryoko, quả thực là thỏa nguyện. Ryoko là một cô gái e ấp dịu dàng nhưng khi bị kích động thì giai điệu từ cô lại tràn đầy nhiệt huyết, nếu nói đây là tình cảm mãnh liệt cùng âm nhạc va chạm lẫn nhau thì không bằng nói đây là sự thăng hoa của tình yêu.
Shinji có vẻ ngoài hoang dã nhưng ánh mắt lại điềm đạm, tính tình tự do thắng thắn, chỉ làm những gì mình thích. Thực ra tôi còn quý Rumiko, đây là một cô bé con nhưng cũng là người có chính kiến, và quan trọng nhất là luôn hết mình cho tình yêu. Tôi nghĩ so dù Shinji và Ryoko có chân chính yêu nhau thì anh cũng không thể nào rời xa được Rumiko.
Có 3 thứ khơi gợi cảm xúc trong tôi khi xem bộ phim, đó là: viên bi, biển quảng cáo và nhạc đệm.
Vừa mới bắt đầu xem phim tôi có chút thắc mắc vì viên bi màu lam cứ xuất hiện trong phim với tần số dày đặc bởi Minami luôn chơi đùa cùng nó, rồi cả Sena, khi anh ngồi lên chiếc ghế sô-pha thì cũng thuận tay cầm lấy viên bi ấy. Đây cũng xem như là vật chứng tình yêu giữa Minami cùng Sena, giúp hai người gắn kết với nhau hơn, hai người đã thông qua viên bi này để bày tỏ tình cảm cùng nhau. Mấu chốt chính là món đồ chơi này quá thông thường, hẳn là trong quá khứ mỗi người đều có một viên bi như thế, nó làm tôi nhớ đến thời thơ ấu của mình.
Tấm biển *Do not worry, be happy!* lại là một khẩu hiệu nổi tiếng của bộ phim, nhắc đến nó là lại nhớ đến *Long Vacation*. Mỗi lần chuyển cảnh là mọi người đều thấy tấm biển này, và nó cũng chính là những lời ám hiệu của Minami và Sena, không cần bi thương bởi cuộc sống thì phải thật vui vẻ, loại an ủi này đã làm bọn họ gần nhau hơn, sau đó yêu nhau say đắm. Hơn nữa, *Do not worry, be happy* cũng chính là lời chú giải tốt nhất cho tựa phim *Long Vacation*.
Cuối cùng, là âm nhạc. Những bản nhạc trong phim như được phù phép, mở đầu là ca khúc chủ đề *Lalala Love Song* làm người ta không thôi cảm hoài, và còn rất nhiều đoạn nhạc tình huống như: Silent Emotions, Noisy Life, Deeper and Deeper, What will I do… đều theo nội dung bộ phim mà đi vào lòng người, giống như một loại thần chú, vừa nghe đến giai điệu thì liền xúc động thật sâu, những tình cảm đơn giản dần dần biến thành những tình cảm phức tạp. Tôi nhớ trước kia mỗi khi nghe *Love Story wa Totsuzen ni* không hiểu vì đâu lại vừa kích động vừa thương cảm, hiện tại nghe được *Lalala Love Song* lại thấy ấm áp vô cùng, một thứ ấm áp mà phải rất lâu tôi mới có thể cảm nhận lại một lần nữa.
Người chân thật là người luôn xinh đẹp
Trước đây trong lòng luôn tâm tâm niệm niệm *Tokyo Love Story* mới là bộ phim Nhật Bản hay nhất, lần đầu tiên trông thấy nụ cười rạng rỡ như ánh mặt trời của Suzuki Honami thì ngay lập tức đã si mê nàng, cũng vì nàng mà xem trọn và đặt hết tình cảm vào *Tokyo Love Story*… Thời gian cứ thế trôi qua, từ thanh niên đến trung niên, xem qua *Long Vacation* mới cảm thấy đây là một tác phẩm chân thật mà ấm áp lòng người, so với *Tokyo Love Story* làm người ta thương cảm thì *Long Vacation* như ngọn gió mát lành.
Đã xem rất nhiều phim điện ảnh lẫn truyền hình, cảm thấy *thị giác* chính là thứ giác quan chi phối tôi lớn nhất. Cho nên trong bài viết ngắn gọn này, tôi sẽ chỉ giới thiệu những nhân vật chính trong phim.
Khả ái, cởi mở, hồn nhiên là Hayama Minami (Yamaguchi Tomoko)
Rất nhiều nam sinh đều nói Minami không đẹp, nhưng tôi lại thấy dáng người của nàng rất đẹp, chính là cử chỉ có điểm tùy tiện, đặc biệt là mỗi lần lấy Coca từ trong tủ lạnh, vì lẽ gì luôn có thói quen nhấc chân cao lên? Có thể là Tomoko quá chú trọng vào từng chi tiết miêu tả nhân vật, cá nhân tôi luôn cảm thấy Tomoko đã khắc họa Minami vô cùng sinh động, đặc biệt là những trường đoạn nội tâm phức tạp, theo từng cung bậc *khởi, thừa, chuyển, hợp*.
Minami, một cô gái lạc quan lại có phần bạo dạn nên tựa hồ nàng sẽ không vì bất cứ chuyện gì mà gục ngã, cho dù bị chú rể vứt bỏ. Nhưng thực sự nàng là một người rất si tình, trong ngày sinh nhật của mình nàng cứ mãi chờ đợi một cú điện thoại từ Asakura, chỉ vì anh đã hứa sẽ đưa tới lời chúc mừng sớm nhất. Hình ảnh của người phụ nữ 30 tuổi cô độc được Tomoko thể hiện khá trọn vẹn, tình cảm lẫn sự nghiệp đều thất bại, làm cho nàng cảm thấy cuộc đời mình thật u ám, mãi cho đến khi nàng nghe được một đoạn thuyết giáo kinh điển từ Sena: ” \Hãy xem như đó là món quà mà các vị thần ban tặng cho cô để cô có một kì nghỉ dài mà nhìn lại chính mình, không cần phải gắng sức mà đem toàn bộ sức mạnh để tiến lên, con người đâu ai cứ mãi thuận buồn xuôi gió. Những lúc mệt mỏi, cô không cần miễn cưỡng đi về phía trước, cũng không cần phải khẩn trương hay cố gắng làm gì, hết thảy hãy thuận theo tự nhiên. Sau đó, mọi chuyện sẽ chuyển biến tốt đẹp thôi.”
Về sau, Minami chính là người cổ vũ Sena theo đuổi Ryoko, mọi việc bắt đầu rẽ theo chiều hướng tốt khi cô gặp được Sugisaki Tetsuya – người đàn ông biết trân trọng mình. Tôi nhớ rõ công việc của Minami rất vất vả, vì tính tình thẳng thắng *ruột để ngoài da* nên cô gặp khó khăn trong giao tiếp, cảm thấy nàng thật đáng yêu. Cho nên mặc kệ là Minami hay Sena, tôi đều yêu thích.
Nhìn như yếu đuối nhưng luôn ẩn hàm nội tâm khó giãi bày là Hidetoshi Sena (Kimura Takuya)
Kimura trong phim có điểm ngây ngô, nhưng vô cùng phù hợp với cá tính nhân vật, trước mặt mọi người anh không dễ mở lòng, như lời của giáo sư luyện đàn từng nói: ”Kĩ thuật của cậu rất thành thạo nhưng tiếng đàn của cậu không thể làm người nghe phát sinh sự đồng cảm, bởi nó lạnh như băng, không hề có một tia tình cảm nào”. Bên trong Sena luôn là một thành vách mà không ai có thể tiến vào, ngoại trừ Minami bởi Minami luôn dùng sự hồn nhiên, chân thành để an ủi Sena. Ấn tượng nhất là cảnh Sena và Minami bắt chước bộ dáng của Ryoko, làm tôi cười đau cả bụng. Minami cứ bắt Sena học hỏi thần thái cung kính của Ryoko và Sena cũng đã học rất tốt, bất quá vô cùng khôi hài. Quả thực, thích một người có lẽ vì thần thái ban đầu của người đó, và Sena cứ như vậy mà thầm mến Ryoko.
Tình cảm của Sena dành cho Minami chính là *hậu tri hậu giác*, khi nhìn thấy Minami và Tetsuya bên nhau vui vẻ anh mới phát hiện mình đã yêu Minami từ rất lâu rồi. Vậy là anh bắt đầu hoài nghi chính mình, thậm chí hoài nghi cả đam mê của mình với âm nhạc, dẫn đến việc anh bán đi chiếc đàn dương cầm mà anh vô cùng trân quý. Nhưng một lần nữa, Minami đã đến bên anh, cứu vớt giấc mộng của đời anh. Nàng học đàn, diễn tấu bài hát quen thuộc của bọn họ, dùng nó đả động cõi lòng đã muốn vỡ tan của Sena. Tôi nhớ một lần, giáo sư đã hỏi Sena: ”Cậu có tin tưởng vào kì tích không?”, khi ấy Sena đã trả lời: ”Tin tưởng”. Cuối cùng, trong thính phòng với thứ ánh sáng rực rỡ, Minami từ đâu xuất hiện, còn Sena do quá hạnh phúc nên anh đã đem tất cả tình cảm dồn nén bấy lâu mà gửi vào tiếng đàn, tôi không biết ca khúc ấy tên gì nhưng nó làm tôi rung động, đến khi tiếng nhạc kết thúc cũng là lúc khán giả tặng anh những tràng vỗ tay không ngớt bởi vì họ nghe được *tình yêu*, còn Sena – anh đã tìm thấy kì tích của mình.
Rụt rè, cao ngạo, luôn hướng về phía trước là Okusawa Ryoko (Matsu Takako)
Phần lớn các vai diễn của Takako đều là thục nữ, đó là bản sắc của riêng nàng. Ryoko trong phim vẫn là cô gái xinh đẹp nhất, nhưng dường như những cô gái ngoan ngoãn thì luôn thích một chàng trai nghịch ngợm, thích gây sự. Cho nên việc Ryoko thích Shinji cũng không có gì bất ngờ, thế nhưng tôi có cảm giác người con gái này quá nhút nhát, làm việc gì cũng nơm nớp lo sợ. So với vai diễn Ryoko thì tôi càng thích Uzuki trong *April Story*, một cô gái mang tình yêu đơn phương, ngày ngày đạp xe đạp đến thư viện, đối mặt với người mình yêu chỉ âm thầm quan tâm mà không dám tỏ bày. Bộ dáng nhu thuần dịu dàng của Takako trong phim làm tôi không thôi yêu mến.
Thực đàn ông, thực tự do là Hayama Shinji (Takenouchi Yutaka)
Rất nhiều nữ sinh thích Shinji, không câu nệ lại hồn nhiên, đặc biệt là phân đoạn ở quán bar, nhìn anh phối hợp diễn tấu với Ryoko, quả thực là thỏa nguyện. Ryoko là một cô gái e ấp dịu dàng nhưng khi bị kích động thì giai điệu từ cô lại tràn đầy nhiệt huyết, nếu nói đây là tình cảm mãnh liệt cùng âm nhạc va chạm lẫn nhau thì không bằng nói đây là sự thăng hoa của tình yêu.
Shinji có vẻ ngoài hoang dã nhưng ánh mắt lại điềm đạm, tính tình tự do thắng thắn, chỉ làm những gì mình thích. Thực ra tôi còn quý Rumiko, đây là một cô bé con nhưng cũng là người có chính kiến, và quan trọng nhất là luôn hết mình cho tình yêu. Tôi nghĩ so dù Shinji và Ryoko có chân chính yêu nhau thì anh cũng không thể nào rời xa được Rumiko.
Có 3 thứ khơi gợi cảm xúc trong tôi khi xem bộ phim, đó là: viên bi, biển quảng cáo và nhạc đệm.
Vừa mới bắt đầu xem phim tôi có chút thắc mắc vì viên bi màu lam cứ xuất hiện trong phim với tần số dày đặc bởi Minami luôn chơi đùa cùng nó, rồi cả Sena, khi anh ngồi lên chiếc ghế sô-pha thì cũng thuận tay cầm lấy viên bi ấy. Đây cũng xem như là vật chứng tình yêu giữa Minami cùng Sena, giúp hai người gắn kết với nhau hơn, hai người đã thông qua viên bi này để bày tỏ tình cảm cùng nhau. Mấu chốt chính là món đồ chơi này quá thông thường, hẳn là trong quá khứ mỗi người đều có một viên bi như thế, nó làm tôi nhớ đến thời thơ ấu của mình.
Tấm biển *Do not worry, be happy!* lại là một khẩu hiệu nổi tiếng của bộ phim, nhắc đến nó là lại nhớ đến *Long Vacation*. Mỗi lần chuyển cảnh là mọi người đều thấy tấm biển này, và nó cũng chính là những lời ám hiệu của Minami và Sena, không cần bi thương bởi cuộc sống thì phải thật vui vẻ, loại an ủi này đã làm bọn họ gần nhau hơn, sau đó yêu nhau say đắm. Hơn nữa, *Do not worry, be happy* cũng chính là lời chú giải tốt nhất cho tựa phim *Long Vacation*.
Cuối cùng, là âm nhạc. Những bản nhạc trong phim như được phù phép, mở đầu là ca khúc chủ đề *Lalala Love Song* làm người ta không thôi cảm hoài, và còn rất nhiều đoạn nhạc tình huống như: Silent Emotions, Noisy Life, Deeper and Deeper, What will I do… đều theo nội dung bộ phim mà đi vào lòng người, giống như một loại thần chú, vừa nghe đến giai điệu thì liền xúc động thật sâu, những tình cảm đơn giản dần dần biến thành những tình cảm phức tạp. Tôi nhớ trước kia mỗi khi nghe *Love Story wa Totsuzen ni* không hiểu vì đâu lại vừa kích động vừa thương cảm, hiện tại nghe được *Lalala Love Song* lại thấy ấm áp vô cùng, một thứ ấm áp mà phải rất lâu tôi mới có thể cảm nhận lại một lần nữa.
(Tiểu Ngư @ Ho!Takky biên tập)