Review ban đầu về một số phim truyền hình Nhật năm 2018 (Phần 1)
(c) TV Tokyo
Tôi vẫn cố gắng duy trì trạng thái “Đang xem” kể từ sau tập 1. Tôi vẫn luôn muốn cho bộ phim thêm cơ hội dù có một vài vấn đề đáng nói.
(c) TV Tokyo
Diễn xuất của Yoshizawa Ryo trong tập 1 thật hiếm có. Anh đã cho thấy khả năng của mình khi nhanh chóng chuyển từ một nạn nhân sợ hãi đầy yếu đuối thành một tên thợ săn máu lạnh. Anh như thu hút hết mọi sự chú ý mỗi khi xuất hiện trong một cảnh phim, dù là khi bí hiểm nhắn với nhân vật của Yoshimura rằng hãy dừng lại, hay khi giả vờ thành một Okamoto yếu đuối một cách đầy thuyết phục. Yoshikawa đã cực kỳ tỉ mỉ khắc họa nhân vật của anh, ngay từ biểu hiện giật mình khi bị túm cổ áo và phản ứng bằng cách co rúm người lại. Đôi khi các diễn viên được đánh giá là có năng lực tuyệt vời không chỉ bởi những cảnh phải thay đổi biểu cảm nhanh như chong chóng mà còn cả những tích tắc thể hiện phản ứng. Và tất cả những điều này đã giúp cho màn tiết lộ cuối cùng về thân phận thực sự của Yoshizawa càng thêm tuyệt vời, ngay cả cách mà anh nhấn nút diễn để chuyển đổi giữa hai nhân cách cũng thật quyến rũ. Yoshizawa chưa từng thất bại trong việc khiến tôi rùng mình mỗi khi anh đột nhiên trở thành con người lạnh lùng như vậy. Mặc dù có vấn đề về mặt phát âm, nhưng giọng nói của anh lại vô nhân tính và không chút cảm xúc, như thể đang nói chuyện với một người đã chết hoặc một món đồ vật.
(c) TV Tokyo
Trái lại, Yoshimura Kaito thì lại quá gồng với tư cách là diễn viên khách mời cho tập 1. Cảm giác anh quá gượng ép và như thể đang gắng sức thể hiện nhân vật phản diện điên rồ trong manga bằng cách phát âm cộc cằn, biểu cảm điên cuồng cùng cặp mắt cá vàng của mình. Yoshimura cũng kém may mắn khi nhân bật của anh lại được viết thành một nhân vật tự phụ khó chịu. Nếu được lột tả tốt, sự tự phụ ấy có thể trở nên khôi hài, nhưng Yoshimura cứ lan man mà không bắt đúng trọng tâm của bộ phim. Tôi hiểu rằng đó lẽ ra là một đặc điểm tính cách của nhân vật, nhưng rốt cuộc nó lại trở thành quá lố. Làm như vật không chỉ khiến khán giả khó chịu mà ngay cả tôi cũng muốn tua nhanh để kết thúc đoạn độc thoại của anh ta. Phài thừa nhận là sự tự phụ này đã trở nên quá bão hòa tới mức bắt đầu biến thành phim hài. Nó không chỉ trở thành công cụ khiến bộ phim bị thay đổi tông màu và tiêu điểm, mà còn cả sự hài hước được thêm vô để làm dịu bớt tình hình, khi nhân vật của Yoshimura lại yêu cầu nhân vật của Yoshizawa về một điều tương tự.
Về mặt chỉ đạo phim, tôi sẽ đặt ở mức thấp hơn mong đợi. Có quá nhiều những ánh mắt đàn ông nhìn vô cớ và những pha nhìn trộm phụ nữ. Có những cảnh không cần thiết và những cố gắng kém cỏi để tạo hài hước xoa dịu đúng vào những khoảnh khắc vừa tạo được cao trào thành công, khiến cho cả tập phim trở nên khá hỗn loạn và ít mạch lạc hơn tôi thích. Kịch bản thì dài dòng - cốt truyện thì đơn giản nhưng vẫn luẩn quẩn một cách không cần thiết. Ngoài ra còn có những cảnh khiến cho GIVER trông giống như một bộ phim tokusatsu (thể loại siêu anh hùng) hơn là hình ảnh u tối mà họ đã cố công quảng bá. Cũng thật đáng tiếc khi những hiệu ứng lại thành ra rẻ tiền và trông chúng như thể được lôi ra từ ứng dụng tạo hiệu ứng phim trên smartphone vậy.
(c) TV Tokyo
Tóm lại, GIVER có đầy đủ mọi thứ tô điểm của một manga shonen hoặc seinen đen tối xoàng xĩnh, từ nhân vật phản diện điên cuồng và nhân vật chính lạnh lùng mạnh mẽ cho đến những thường dân hoảng loạn và những cảnh khoe nội y vô tích sự. Tuy nhiên, Yoshizawa là lí do duy nhất khiến tôi tiếp tục theo dõi bộ phim. (Jia)
(c) Fuji TV
Tôi không hứng thú với cốt truyện nhưng Yamazaki Kento thực sự quá tốt! Ueno Juri vẫn tiếp tục chẳng để lại ấn tượng gì. Tôi chỉ xem tập 1 như thế nào rồi sau đó thì bỏ luôn bởi tôi đã hoàn toàn thỏa mãn với diễn xuất của Yamazaki, còn cốt truyện thì không phải gu của tôi. Và cũng do tôi đã xem bản gốc Hàn Quốc rồi và bản làm lại của Nhật dường như cũng chỉ đi theo lối mòn đó mà thôi. (Jia)
(c) Fuji TV
Bộ phim do Inowaki Kai thủ vai chính và Ikeda Elaiza trong vai cô bạn học cũ. Gần đây, nhân vật chính này bắt đầu nhận được những lá thư kì lạ từ khắp mọi nơi. Nội dung lá thư liên quan đến cái chết của một người bạn thân và cũng là bạn học nhiều năm về trước, cho thấy sự thật về cái chết này có thể chỉ ở đâu đó gần đây và có thể chính anh có dính dáng đôi chút. Họ cùng nhau cố gắng tìm hiểu chuyện đang xảy ra và ai là người đứng sau những tin nhắn và lời đe dọa kia. Bắt đầu bằng những chuyện xảy ra như thế, câu chuyện của tập đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa các nhân vật chính và đồng thời cũng cho thấy quá khứ của họ, giúp chúng ta có thể hiểu rõ về tình huống mà họ đang phải đối mặt. Không mất quá nhiều thời gian để Inowaki hiểu được chuyện gì đang xảy ra và anh cùng Ikeda bắt đầu bước lên con đường hướng tới sự thật. Mặc dù người dẫn dụ các nhân vật chính không xuất hiện ở tập đầu tiên, nhưng tôi cũng có lí do chính đáng để cho rằng người đó không ai khác chính là Kaneko Daichi, với một vai diễn có phần đen tối khác của anh. Và chính điều đó cũng đã đủ để khiến tôi xem thêm vài tập nữa để có thể biết được câu chuyện rồi sẽ đi về đâu.
(c) Fuji TV
Tiếp vài tập sau đó, mọi thứ dường như cho thấy không có gì giống như nó phải thế. Hai câu chuyện hoàn toàn riêng biệt được trộn lẫn vào với nhau để cuối cùng đạt tới cao trào vào tập 4 khi mà Kaneko từ nhân vật này biến hóa thành một nhân vật khác trong khi vẫn tiếp tục nhiệm vụ chính của mình: Trả thù. Inowaki thể hiện rất tốt sự bối rối của mình đến mức tôi tự hỏi liệu anh có thực sự biết rằng Kaneko sẽ làm gì trong những cảnh quay chung của họ hay không. Ngoài hai người họ ra, Ikeda cũng đã thể hiện diễn xuất của mình vượt xa ngoài những gì tôi thường thấy ở cô ấy, và Kanichiro đã thêm vào những rung cảm cho nhân vật của mình, đủ để ghi lại ấn tượng tốt và mang đến hy vọng cho những tác phẩm trong tương lai của anh. (Kaye)
(c) Fuji TV
(c) TBS
Với một phim điện ảnh đang rục rịch ra rạp (tại thời điểm tôi xem phim), chúng ta cần phải nghía qua thử bản truyền hình trước đã. Trong phiên bản chiếu trước trên màn ảnh nhỏ này, câu chuyện của Watashi ni × × shinasai! có vẻ kỳ cục khi đưa ý tưởng về trò chơi hẹn hò vào cuộc sống, với nhân vật nữ chính gặp gỡ nhiều chàng trai để có được sự lựa chọn của mình. Đầu tiên chính là Koseki Yuta. Nam diễn viên này đóng tốt và biết cách khai thác tiềm năng diễn xuất của mình để "uốn nắn". Rõ ràng trong ánh mắt đăm đắm của anh luôn ẩn giấu một điều gì đó, và tôi rất mừng là bộ phim này đã lột tả được điều đó. Một gương mặt có diễn xuất tốt nữa chính là Kaneko Daichi. Mặc dù vẫn còn là một tân binh về mặt lý thuyết, nhưng Kaneko đã khắc họa tốt cả thái cực sáng và tối, và vai diễn trai hư đã được anh thể hiện một cách tuyệt vời. Anh giống hệt như một con tắc kè hoa, cứ mỗi lần xuất hiện là một lần biến hóa. Ngược lại, thật không thể chịu nổi với diễn xuất, giọng điệu cứng ngắc của Sato Kanta và Tamashiro Tina. Cách nói lời thoại thì cực kì khoa trương. Đặc biệt là Sato, trông vô hồn và dường như không có chút tình cảm với nữ chính trong khi chính miệng anh thốt lên rằng mình yêu cô ấy.
(c) TBS
Cốt chuyện của phần tiền truyện này thật lố bịch và phần lời thoại thì chuối cả nải, nhưng bộ phim lại được truyền tải tới khán giả theo một cách thú vị khi sử dụng format mà tôi đã đề cập trước đó, thay vì theo bản gốc. Tôi không chắc liệu bộ phim cứ tiếp tục như thế này hay thay đổi nhân vật để đúng với bản gốc của nó. (Jia & Kaye)
(c) TBS
Nguồn: Psycho Drama
Dịch: Drake