Ngẫm An – Bộ phim tuyệt mỹ xoay quanh những chiếc bánh làm từ đậu đỏ

An – Bộ phim tuyệt mỹ xoay quanh những chiếc bánh làm từ đậu đỏ

Đăng vào ngày trong Tin tức 894

Lời nói đầu: Từ ngàn đời xưa, đậu đỏ không chỉ được dùng trong ẩm thực mà còn những ý nghĩa trong tín ngưỡng. Đơn cử ở Trung Quốc, truyền thống ăn đậu đỏ đã có từ lâu, nhiều năm gần đây nở rộ trở lại vào ngày Thất Tịch, với ý nghĩa “cầu duyên”. Còn ở Nhật Bản, đậu đỏ có hình dáng giống mặt trời và có thành phần umami, nên được đưa vào các món ăn truyền thống, trong đó có sekihan dùng trong những dịp vui mừng, còn dorayaki là món ăn đường phố nổi tiếng. Các món ăn làm từ đậu đỏ cũng được đưa vào nghệ thuật, trong đó có truyện tranh và điện ảnh. Một trong số đó chính là bộ truyện tranh An, nói về một tiệm bánh dorayaki, và đã được chuyển thể thành phim điện ảnh. Mấy ngày nay, trào lưu ăn đậu đỏ bỗng gây sốt trong giới trẻ Việt Nam, những người mong muốn có được một mối duyên đẹp và cái kết viên mãn sau ngày Thất Tịch. Nhân sự kiện này, chúng tôi cũng muốn giới thiệu với các bạn món ăn đậm đà tinh thần Nhật Bản, qua lăng kính điện ảnh: An.

Mỗi tác phẩm điện ảnh Nhật Bản là một bản sắc rất riêng. Nó có thể bao gồm những nỗi kinh hoàng đẫm máu, bộ phim hoạt hình tuyệt đẹp hoặc những câu chuyện sử thi hùng tráng trong thời kỳ phong kiến. Phim truyền hình hiển nhiên không được đánh giá cao như thế, nhưng chúng lại nhưng chứa đựng nhận thức xã hội và cảm xúc sâu sắc. Quan trọng hơn hết, phim truyền hình có độ lan tỏa rộng rãi. Các bộ phim của đạo diễn Kawase Naomi thật đặc biệt, khi có thể giao hòa cái đặc sắc của điện ảnh và sức mạnh lan tỏa của truyền hình. Các tác phẩm của bà gợi lên tâm trí chủ nghĩa tình cảm phức tạp của Ozu Yosujiro vĩ đại, một trong những nhà xuất khẩu nghệ thuật vĩ đại nhất Nhật Bản, cũng là người có ảnh hưởng lớn với bà.

an sweet bean

Kawase là đạo diễn của những Liên hoan phim, bởi bà tạo ra những bộ phim liên tục khuấy động những “cú hit nhỏ” tại các sự kiện quốc tế khác nhau. Kể từ năm 1997, 4 bộ phim của bà đã tranh giải Cành cọ vàng và bà đã giành được giải Golden Camera và Jury Prize. An (Sweet Bean) từng tham gia Un Certain Regard năm ngoái tại Cannes, và được phát hành ở Mỹ quy mô hơn bất kỳ tác phẩm nào trước đây của bà.

An là một tác phẩm khác mà bà dành phần lớn sự tập trung của vào những khoảnh khắc yên bình của cuộc sống. Câu chuyện kể về một người thợ làm bánh trung niên đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, hiện làm việc một mình trong một nhà hàng ở một thị trấn của Nhật Bản – nơi được miêu tả là một quán cà phê “bẩn theo nghĩa đen” mà bạn có thể thấy trong một con hẻm nhỏ, thuộc một con đường mà bạn không thể tưởng tượng rằng ai sẽ thực sự đi ăn hay ngồi làm việc một mình. Sentaro (Nagase Masatoshi) điều hành một cửa hàng bán dorayaki, nơi ông thường xuyên phục vụ một nhóm nhỏ nữ sinh thường xuyên tụ tập ăn trưa. Dorayaki là một món ăn giống như bánh pancake được làm từ hai chiếc bánh ghép vào nhau, và có nhân đậu đỏ bên trong. Sentaro dậy sớm để tạo ra những chiếc bánh nhỏ xíu có hình dạng hoàn hảo. Bất kỳ miếng bánh nào không đáp ứng các tiêu chí đều trở thành sản phẩm miễn phí. Cách mà Sentaro làm bánh như đang tiến hành một nghi lễ linh thiêng và từng công đoạn làm đều gây cho khán giả những xúc cảm “thèm thuồng”. Công việc cứ tiếp diễn cho đến khi một người phụ nữ 76 tuổi lạc quan tên là Tokue (Kiki Kirin) đến xin việc làm bán thời gian, và Sentaro từ chối do tuổi tác và những hạn chế rõ nét về thể chất. Chỉ đến khi Tokue đưa ra cho Sentaro nước sốt đậu bí truyền của bà, ông mới miễn cưỡng đồng ý nhận bà vào và công việc kinh doanh bắt đầu bùng nổ bất ngờ.

an sweet bean

Kawase không ngại cho chúng ta thấy các nhân vật thực sự làm công việc đang chiếm phần lớn thời gian của dân số hiện nay: làm việc. Sentaro cống hiến hết mình cho công việc này không phải vì đam mê hay hưởng thụ mà là vì nhu cầu cần thiết về tài chính. Ông là loại nhân vật đơn độc, ngoại vi mà nhiều người trong chúng ta có thể biết đến trong đời thực, nhưng chỉ đủ để đưa ra những giả định. Tokue, là một mẫu nhân vật đối nghịch thú vị với chủ nghĩa khắc kỷ của Nagase. Đây là người bà lý tưởng mà tất cả chúng ta đều mong ước, một người có niềm say mê đáng ghen tị với cuộc sống và gắn bó với truyền thống thế giới cũ trong khi không thể hiện bất kỳ định kiến ​​quá sắc nét nào.

Kawase ưa thích những cảnh quay cận cảnh và trung cảnh cho các diễn viên và chuyển động, bởi chúng tạo ra sự gần gũi. Kiki, Uchida và Nagase mang đến vô số cảm xúc tinh tế cho các nhân vật được vẽ mỏng manh của họ, và điều này thể hiện trên khuôn mặt và bằng ngôn ngữ cơ thể của họ. Một cảnh đặc biệt nổi bật, và nếu bạn chớp mắt, bạn có thể bỏ lỡ nó.

Kawase mô tả thời gian trôi qua với những thay đổi tuyệt đẹp theo mùa, làm rung chuyển bộ phim với những bông hoa anh đào rực rỡ của mùa xuân. Khi mà An đang bình lặng trôi như vậy, khán giả có thể dễ dàng bị lạc trong sức kéo thiền định của nó.

Sẽ là dối trá khi nói rằng An là một bộ phim hướng đến sự ngạc nhiên. Hầu như mọi ngã rẻ trong câu chuyện đều diễn ra đúng như dự đoán. Thế nhưng, An là một bộ phim khiến chúng ta nhớ đến những thú vui đơn giản trong cuộc sống. Giống như bản thân bộ phim, thông điệp mà nó truyền đạt khác xa với cách mạng, nhưng nó vẫn là một thứ mà chúng ta sẽ cần ghi nhớ theo thời gian. Và thông điệp trung tâm chính là: Nếu bạn có thể theo đuổi đam mê của mình, thì hãy mang nó theo bên mình.

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."