Văn hóa Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái MNO

Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái MNO

Đăng vào ngày trong Tin tức 1048

Ngược dòng lịch sử trở về với rạp chiếu phim, điện ảnh và tác phẩm bom tấn: Bất kể thời đại nào, các rạp chiếu phim vẫn khá được người Singapore ưa chuộng vì tính cuồng phim ảnh của họ.

Nhà hát Majestic, phố Eu Tong Sen (1928-1998)

Được xây dựng vào năm 1928 bởi một nhà buôn nổi tiếng người Trung Quốc Eu Tong Sen (1877-1941) cho người vợ yêu thích kịch opera Quảng Đông của mình, tòa nhà được thiết kế bởi công ty kiến trúc hàng đầu Swan và Maclaren. Ban đầu nó được biết đến là nhà hát Tiên Yien Moh Toi (Thiên Diễn Vũ Thai) .

Tập đoàn Shaw đã mua lại nó vào năm 1938 và đổi thành một rạp chiếu phim, được gọi là nhà hát Queen's (Hoàng Hậu Hí Viện), để chiếu các bộ phim bom tấn của Quảng Đông. Nó cũng hoạt động như một điểm gây quỹ để hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung Quốc - Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai toàn diện. Trong thời gian bị Nhật Bản chiếm đóng, nó được đổi tên thành Ta He Ju Chang (Đại Hòa Kịch Tràng) và được sử dụng để tuyên truyền quyền cai trị của Nhật Bản.

Sau chiến tranh, tập đoàn Shaw thuê lại tòa nhà và đặt tên mới là Palace Talkies. Cái tên nhà hát Majestic (Đại Hoa Hí Viện) được sử dụng khi người thuê mới - công ty phim ảnh Majestic chuyển đến. Gia đình Eu đã bán tòa nhà này cho tập đoàn Cathay với số tiền 1,1 triệu đô la vào năm 1956, và rạp chiếu phim vẫn duy trì được sự nổi tiếng trong suốt nhiều năm cho đến khi đóng cửa vào năm 1998.

Vào năm 2003, tòa nhà đã đổi thành trung tâm mua sắm được gọi là The Majestic, nhưng nó chỉ có thể kéo dài được 4 năm.

Nhà hát Mandarin, Kallang Bahru (1975 - 2000)

Nhà hát Mandarin (Văn Hoa Hí Viện) là một trong những liên doanh của tập đoàn Eng Wah, Ang Mo Kio và Toa Payoh tại vùng trung tâm của Singapore vào cuối những năm 70. Nó nằm ở ngã ba Kallang Bahru và Geylang Bahru.

Trong năm 2011, siêu thị địa phương Sheng Siong dự định thuê mặt bằng nhưng dự án đổi nhà hát cũ thành một siêu thị và khu ẩm thực đã bị HDB từ chối.

Gần đây, việc tái xây dựng các rạp chiếu phim cũ đã được phủ lên một màu sơn mới và hiện đang trải qua một số cải tiến, cho thấy rằng nó có thể được mở cửa trở lại cho các mục đích thương mại khác. Tòa nhà bỏ trống đã được bán lại vào năm 2008.

Nhà hát Marlborough, đường Beach (những năm 1930 - 1960)

Khai trương vào những năm 1930 bởi anh em nhà Shaw, nhà hát Marlborough (Mạn Vũ La Hí Viện) nằm bên cạnh nhà hát Alhambra dọc theo đường Beach.

Những năm 50 và 60 có lẽ là kỷ nguyên vàng của nhà hát Marlborough, nhờ sự nổi tiếng của các địa danh Satay Club gần đường Hoi How (giờ không còn tồn tại) và bến xe thuộc công ty xe buýt Tay Koh Yat (Trịnh Cổ Duyệt 1880 -1957) mà nhà hát có thể ăn nên làm ra.

Nhà hát Mercury, đường Yio Chu Kang (những năm 1960 - 1980)

Nhà hát Mercury cùng với nhà hát Kok Wah được xây ở ngã ba đường Yio Chu Kang và Upper Serangoon từ thập niên 60 đến 80. (Xem nhà hát Kok Wah)

Nhà hát Metropole, đường Tanjong Pagar (1958 - 1986)

rạp chiếu phim singapore

Tòa nhà trước kia của nhà hát nổi tiếng Metropole (Kim Hoa Hí Viện) từng nằm ở ngã ba đường Tanjong Pagar và Neil, ngay đối diện với trung tâm Maxwell Road Hawker trong hơn nửa thế kỉ.

Nhà hát Metropole đã trở thành một rạp chiếu phim nổi tiếng dành cho người hâm mộ điện ảnh Trung Quốc từ những năm 60 đến 80. Nữ diễn viên nổi tiếng Hồng Kông Nancy Sit Ka Yin (Tiết Gia Yến) đã xuất hiện tại khách sạn Metropole năm 1967 để quảng bá cho 2 bộ phim mới nhất của cô.

Năm 1986, chủ sở hữu mới của tòa nhà đã chi 2,75 triệu đô la để đổi địa điểm giải trí thành nơi thờ phượng. Nó được gọi là nhà thờ Giám Lý Fairfield.

Nhà hát New City, đại lộ Aljunied 2 (đầu những năm 1950 - 1985)

Nhà hát New City (Tân Thành Hí Viện) nằm trong trung tâm thị trấn Geylang East, phục vụ cư dân sống trong khu phố cổ Aljunied. Trong suốt 30 năm tồn tại, nó đã chứng kiến những thay đổi to lớn xung quanh mình, như là đường cao tốc Pan-Island (PIE) được xây dựng ngay phía sau tòa nhà vào cuối những năm 70.

Nhà hát New City bị đóng cửa vào giữa thập niên 80, được hội thánh Ngũ Tuần Bethel mua lại. Trong năm 2010, tòa nhà cũ đã bị phá hủy để nhường chỗ cho tòa nhà đa chức năng mới của hội thánh.

Rạp chiếu phim New Crown / New Town, trung tâm Ang Mo Kio (những năm 1990)

Các rạp chiếu phim đôi của New Crown / New Town (Hoàng Quan/Hoàng Thành Hí Viện) là một trong bốn rạp chiếu phim chính tại trung tâm Ang Mo Kio, nơi nó ăn nên làm ra trong những năm 90.

Sau khi rạp chiếu phim ngừng hoạt động, không gian trong tòa nhà được cho thuê làm nhà hàng và cửa hàng trò chơi điện tử. Nơi đây từng là nhà hàng buffet Hàn Quốc nổi tiếng Seoul Garden. Tòa nhà được gọi là tòa nhà New Crown nhưng đã được san bằng vào giữa năm 2012, và một trung tâm mua sắm mới dự kiến sẽ được hoàn thành trong vòng một năm.

Rạp chiếu phim New World, Jalan Besar (những năm 1960 - đầu những năm 1980)

Giống như Happy World và Great World, New World Park, công viên giải trí đầu tiên trong số ba công viên giải trí nổi tiếng ở Singapore, cũng có một số rạp chiếu phim trong đó thu hút khách du lịch đến. Các rạp chiếu phim của Grand (Đại Quang Hí Viện), Pacific (Thái Bình Dương Hí Viện) và State (Tân Đô Hí Viện) trở nên tấp nập mỗi cuối tuần vào giờ cao điểm.

New World được thiết lập bởi Ong Boon Tat và Ong Peng Hock vào năm 1923 trước khi được bán cho anh em nhà Shaw trước Thế chiến thứ hai. Công viên giải trí được cho là có giai đoạn vàng từ những năm 50 đến những năm 70.

Đến đầu thập niên 80, công viên rơi vào sự suy thoái nhanh chóng, bởi nhà hát Grand và Pacific đóng cửa nên không thể vực công viên ngoi lên được, sau đó nó chuyển thành nhà thờ trong thời gian ngắn ngủi. Tập đoàn Shaw cuối cùng đã bán đất cho City Development vào năm 1987.

Nhà hát Ocean, đường Upper East Coast (đầu những năm 1960 - 1985)

Khi nhà hát Ocean (Hải Dương Hí Viện) hoạt động trên con đường Upper East Coast giữa những năm 60 và 80, nó đã công chiếu một loạt các bộ phim tiếng Malay, Tamil, Anh và Quan Thoại.

Sau khi đóng cửa vào năm 1986, cơ sở này đã được chuyển đổi thành trung tâm thực phẩm Ocean với 20 gian hàng, nhưng hoạt động kinh doanh của nó chỉ kéo dài trong một vài năm.

Nhà hát Odeon, đường North Bridge (1953 - 1984)

Nhà hát lớn Odeon (Áo Địch An Hí Viện) bao gồm 1.500 chỗ ngồi, thuộc sở hữu của tập đoàn Cathay, nằm đối diện khách sạn Raffles và nhà hát Jubilee trên đường North Bridge từ những năm 60 đến 70.

Khai trương vào tháng 6 năm 1953, Odeon là một nhà hát hiện đại hợp thời. Tòa nhà của nó được trang bị một bãi đỗ xe dưới tầng hầm, một rạp chiếu phim hoàn toàn có máy lạnh và 8 phòng thay đồ. Nó thậm chí còn có một căn phòng cho các bậc cha mẹ để dỗ dành khi con của họ khóc, tránh làm phiền khán giả xem phim.

Nhà hát Odeon đóng cửa vào tháng 6 năm 1984, sau 30 năm hoạt động. Ngày nay, Odeon Towers thay thế chỗ của nó, với cái tên là phần còn lại duy nhất của rạp chiếu phim một thời vinh quang này.

Ở trên là bản đồ năm 1980, nơi có nhà hát Odeon. Nhà hát Jubilee tại khách sạn Raffles không còn ở đó nữa, trong khi các nhà hát Jade và Prince tại Shaw Towers vừa mới ra mắt.

Nhà hát Odeon-Katong, đường East Coast (1960 - 1993)

Nhà hát Odeon-Katong (Gia Đông - Áo Địch An Hí Viện) là một trong những rạp chiếu phim ở Singapore thuộc sở hữu của tập đoàn Cathay, rạp trình chiếu cả phim Trung Quốc và phim nói tiếng Anh. Giữa những năm 60 và 80, nó là một phần của 3 rạp chiếu phim nổi tiếng của Katong; hai cái còn lại là Roxy và Paradise.

Tòa nhà của rạp hát Odeon-Katong sau đó được sử dụng cho các buổi nhóm thờ phượng của nhà thờ Bethesda và hiện nay được hội thánh cộng đồng Concerstone sử dụng là chủ yếu.

Rạp chiếu phim Orchard, đường Grange (1965 - 1995)

Trong năm đầu tiên kể từ khi Singapore giành độc lập, tập đoàn Cathay đã mở rạp chiếu phim thứ hai sau rạp Cathay. Đó là rạp chiếu phim Orchard (Quốc Tân Hí Viện) trên đường Grange. Tòa nhà cũng bao gồm một Jackie’s Bowl có 24 làn (sau này được đổi tên thành Orchard Bowl).

Rạp chiếu phim Orchard đã bị đóng cửa vào năm 1995 để tái phát triển. Phải mất hai năm trước khi Cathay Cineleisure Orchard được hoàn thành ngay tại vị trí của rạp chiếu phim Orchard.

Nhà hát Oriental (Palacegay), đường New Bridge (1927 - 1960)

Ban đầu được gọi là Palacegay, nhà hát Oriental (Đông Phương Hí Viện) là rạp chiếu phim đầu tiên ở Singapore chiếu phim Trung Quốc có âm thanh khi nó được mở cửa vào năm 1927. Trước kia nhà hát Oriental chỉ chiếu những bộ phim không thoại.

Nhà hát Oriental được đổi tên thành Toho Gekizyo trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng. Sau chiến tranh, anh em nhà Shaw mua lại nó và đặt tên là nhà hát Oriental. Oriental Plaza thuộc sở hữu của tập đoàn Shaw, vẫn mang tên của rạp chiếu phim từng một thời vẻ vang tại Chinatown.

Nguồn: remembersingapore
Dịch: Haba

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."