Văn hóa Ngược dòng lịch sử trở về với rạp chiếu phim, điện ảnh và tác phẩm bom tấn Singapore

Ngược dòng lịch sử trở về với rạp chiếu phim, điện ảnh và tác phẩm bom tấn Singapore

Đăng vào ngày trong Tin tức 1176

Bất kể thời đại nào, các rạp chiếu phim vẫn khá được người Singapore ưa chuộng vì tính cuồng phim ảnh của họ. Cảm ơn bạn đã theo dõi hết series bài dịch về các rạp chiếu phim ở Việt Nam. Chúng tôi rất tiếc vì chỉ có thể truyền tải một số ít thông tin giản lược cũng như minh họa vài hình ảnh do dung lượng web có hạn.

Rạp chiếu phim Taman Jurong, Đường Yung Sheng (đầu những năm 1970 - giữa những năm 1990)

Rạp chiếu phim Taman Jurong trước đây nằm gần ngã ba đường Yung Sheng và Corporation Drive. Taman Jurong là khu nhà ở đầu tiên, tiếp theo là Boon Lay Garden, Teban Garden và Pandan Garden, được phát triển bởi công ty pháp nhân Jurong Town (JTC) vào năm 1964. khi tình trạng bất động sản nhà ở tăng lên nhanh chóng vào đầu những năm 70, một khu phức hợp bơi lội, sân vận động , trung tâm cộng đồng và rạp chiếu phim đã được thêm vào.

Rạp chiếu phim Taman Jurong không phải là rạp chiếu phim đầu tiên ở phía tây Singapore. Sau Thế chiến thứ hai, một doanh nhân Do thái tên là Joe David đã thiết lập một rạp chiếu phim ngoài trời bằng cách sử dụng khu vực của một xưởng cưa cũ.

Tòa nhà trước đây của rạp chiếu phim Taman Jurong hiện đang được cho thuê lại làm nhà ăn S-11.

Nhà hát Tivoli, Đường North Bridge (1910 - 1930)

Cái tên Tivoli được lấy từ rạp chiếu phim cổ điển, nhà hát Tivoli ở Scotland, còn được gọi là nhà hát Her Majestic. Giống như Surina, nó trình chiếu các bộ phim của Anh và khá phổ biến giữa những người châu Âu. Thời kỳ vàng son của nó kéo dài hơn Surina, khoảng hơn hai thập kỷ trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

Rạp chiếu phim Toa Payoh, Trung tâm Toa Payoh (1972-2010)

Rạp chiếu phim Toa Payoh (Đại Ba Diêu Hí Viện) được tập đoàn Eng Wah khai trương vào năm 1972, là một trong những động thái táo bạo trong việc mở một rạp chiếu phim tại trung tâm Singapore. Đó là một trong hai rạp chiếu phim, rạp còn lại là Kong Chian, tại trung tâm Toa Payoh.

Nó được nâng cấp lên thành trung tâm giải trí Toa Payoh nhưng đã ngừng hoạt động vào năm 2010. Một năm sau đó nó được bán cho công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn Hersing với giá 66 triệu đô la Singapore và tòa nhà hiện được gọi là tòa nhà ERA.

Nhà hát Venus, Margaret Drive (1965-1984)

Xem nhà hát Golden City.

Rạp chiếu phim White Sands, trung tâm Pasir Ris (những năm 1990 - đầu những năm 2000)

Nhà hát White Sands (Bạch Sa Hí Viện) của tập đoàn Eng Wah, nằm ở trung tâm mua sắm White Sands của Pasir Ris, đóng cửa vào đầu những năm 2000 trong khi chính trung tâm mua sắm đã thay đổi quyền sở hữu vào năm 2007.

Cơ sở của nó hiện nay là thư viện công cộng Pasir Ris.

Nhà hát Wembley, Geylang (1930 - chưa được xác định)

Nhà hát Wembley là một trong những rạp chiếu phim ngoại ô đầu tiên của Singapore khi được mở tại Geylang vào năm 1930.

Nhà hát Woodlands, trung tâm thị trấn Old Woodlands (1980 - đầu những năm 2000)

rạp chiếu phim singapore

Các cư dân của Woodlands đã rất vui mừng khi anh em nhà Shaw mở nhà hát Woodlands (Ngột Lan Hí Viện) vào tháng 2 năm 1980. Đây là rạp chiếu phim đầu tiên tại trung tâm thị trấn Old Woodlands, một điểm chuyển tiếp nổi tiếng cho các du khách giữa 2 nước Singapore và Malaysia trong những năm 70 đến 90.

Trong thời gian đầu, nhà hát Woodlands đã chiếu một bộ phim Trung Quốc tên là Fists of the White Lotus, với sự tham gia của các nghệ sĩ Hồng Kông nổi tiếng Lo Lieh, Liu Chia Hui và Hui Ying Hung. Do nhu cầu phổ biến trong những năm đầu thập niên 80 đã khiến nhà hát Woodlands trình chiếu 5 bộ phim mỗi ngày.

Năm 1989, tập đoàn Shaw chuyển đổi nhà hát Woodlands thành 2 hội trường 600 chỗ ngồi (Woodlands 1 và 2). Đây là lần thứ 6 Shaw tu sửa rạp chiếu phim, sau Prince, Jade, Savoy, Republic và Changi.

Giống như trung tâm thị trấn Old Woodlands, nhà hát Woodlands dần dần mất đi sự nổi tiếng của mình vào cuối những năm 90. Việc mở cửa của Causeway Point vào năm 1998 đã giúp xác định những ngày cuối cùng của nó.

Nhà hát Yangtze, Phố Eu Tong Sen (1977-2015)

Có lẽ nó nổi tiếng nhờ chiếu phim khiêu dâm, nhà hát Dương Tử (长江 戏院) thật sự đã đi một chặng đường dài. Bắt đầu vào năm 1977, nó chủ yếu trình chiếu các bộ phim kungfu Trung Quốc, phục vụ cho Chinatown và People’s Park do Trung Quốc chiếm đóng.

Năm 1988, chủ sở hữu Malaysia của hãng tư nhân Sun Chai Realty đã cố gắng bán tòa nhà với giá 6 triệu đô la mà không thành công.

Vào cuối những năm 2000, rạp chiếu phim đã cố gắng thay đổi hình ảnh của mình bằng cách chuyển phần lớn các phim được chiếu sang các phim bom tấn theo xu hướng, nhưng động thái thất bại và rạp gặp khó khăn về tài chính. Năm 2011, một cuộc cải tạo trị giá 350.000 đô la đã được bỏ ra cho rạp chiếu phim cũ kĩ này, và đám đông bắt đầu quay trở lại với những bộ phim khiêu dâm một lần nữa. Tuy nhiên, nó chỉ có thể kéo dài thêm một vài năm trước khi đóng cửa vào cuối năm 2015.

Rạp chiếu phim Yi-Lung, đường Dover (những năm 1970 - 1980)

Rạp chiếu phim Yi-Lung là một rạp chiếu phim nhỏ tọa lạc tại một khu vực khá yên ắng của Dover giữa những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.

Nhà hát Zenith, Đường Tampines (cuối những năm 1960 - 1984)

Một rạp chiếu phim được gọi là nhà hát Zenith (Tiên Cung Hí Viện), chủ yếu giới thiệu các bộ phim tiếng Mã Lai và tiếng Anh, nằm dọc trên đường Tampines.

Nó đã được tiếp quản bởi một hội thánh ngũ tuần Bethel vào năm 1984, sau đó chuyển thành nhà hát New City một năm sau đó.

Ngày nay, Fortune Park Condominium tọa lạc tại địa điểm ban đầu của nhà hát Zenith.

Khác: Rạp chiếu phim trong Trại quân sự Anh (1950-1970)

Quân đội Anh và các trại hải quân từng có rạp chiếu phim nhỏ phục vụ cho lợi ích của các thủy thủ đoàn.

Không quân Hoàng gia có trụ sở tại căn cứ không quân Tengah có rạp chiếu phim Astra, trong khi đã có một rạp chiếu phim tên Kent, cùng với một khu vực chơi bowling, nằm trên đường Dover để phục vụ cho lợi ích của quân đội Anh đóng tại trại Portsdown gần đó. Một rạp chiếu phim mang tên AKC cũng từng tồn tại ở trại Gillman. Ở phía bắc, có một rạp chiếu phim Naval Base nằm tại căn cứ Hải quân Sembawang (1938-1968).

Chủ yếu chiếu các bộ phim của Anh, các rạp chiếu phim cũng được mở cho công chúng.

Khác: Các hãng phim (1937-1973)

Hai hãng phim xứng đáng được ghi tên trong lịch sử các bộ phim do Singapore sản xuất là hãng phim Malay của Shaw (1937-1942, 1947-1967) tại Jalan Ampas và hãng Cathay-Keris (1953-1973) nằm trên đường East Coast.

Được thiết lập bởi anh em nhà Shaw vào năm 1937 để sản xuất phim Malay cho khách hàng địa phương, rạp chiếu phim Malay đưa ra hơn 160 bộ phim trong hơn hai thập kỷ, trong cái được gọi là "Thời đại vàng của rạp chiếu phim Malay". Diễn viên, ca sĩ kiêm đạo diễn huyền thoại Tan Sri P. Ramlee (1929-1973) là cái tên nổi tiếng nhất trong làng studio, giành được nhiều giải thưởng và danh dự từ 70 bộ phim và 200 ca khúc.

Sau khi bị bỏ quên trong nhiều thập kỷ, các cơ sở của hãng phim Malay đã được tân trang vào đầu năm 2012, kết thúc những suy đoán cho rằng mảnh đất đó đang có nguy cơ bị sử dụng cho các mục đích dân cư tư nhân khác.

Cathay tham gia vào ngành công nghiệp điện ảnh trắng đen Malay với Studio Cathay-Keris được thành lập vào năm 1953 thông qua sự thành công của bộ phim bom tấn Malay năm 1957, Pontinanak, Cathay đã sản xuất một loạt các series phim hậu kỳ và  phim khoa học viễn tưởng khác của Malay. The Lion City là bộ phim tiếng Trung đầu tiên được sản xuất tại địa phương của Singapore năm 1960.

Còn bạn, có bao nhiêu rạp chiếu phim từ thời xưa mà bạn còn nhớ?

Nguồn: remembersingapore
Dịch: Haba

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."