3 điều học từ Haken no Hinkaku: Tạo dựng thương hiệu cá nhân với phong cách làm việc độc lập
Trong tình hình xã hội không ổn định do ảnh hưởng của sự lây lan từ COVID-19, phong cách làm việc và lối suy nghĩ trong Haken no Hinkaku có thể hữu ích. Chuyên gia về quy trình kinh doanh và giao tiếp văn phòng Sawatari, Amane đã cho độc giả của Rikunabi lời khuyên về phong cách làm việc độc lập và phát triển sự nghiệp.
(c) NTV
1. Cần chuẩn bị gì để độc lập trong công việc?
Ở tập 1, Miyuki (Kato Ai), nhân viên mới vào công ty nhưng không biết sử dụng Excel và PowerPoint, mang công việc chưa hoàn thành về nhà và để quên USB chứa dữ liệu kinh doanh trên taxi. Haruko nhanh chóng tận dụng các kỹ năng của bản thân để tìm ra USB bị mất đó.
Haruko có một câu thoại nổi tiếng: "Dù cho suy thoái kéo dài 100 năm hay các công ty trên khắp Nhật Bản sụp đổ thì tôi cũng không sao. Nếu bạn có đủ trình độ và kỹ năng sống, bạn có thể sống theo cách mình muốn."
Lời khuyên: Hãy biết giá trị của bạn bằng cách “gửi đi” và “nhận lại”
Để xây dựng một sự nghiệp vững chắc không bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của công ty, điều quan trọng là phải liên tục “gửi đi” và “nhận lại” để mọi người biết giá trị của bạn. Đầu tiên, hãy "gửi" những gì bạn có thể làm và những gì bạn muốn làm. Và bằng cách nắm bắt thông tin trên thế giới một cách nhạy bén, chúng ta không được bỏ sót việc “tiếp nhận” để nắm bắt xu hướng và nhu cầu của thế giới. Hai điều này đều quan trọng.
Nhưng bạn không cần phải PR rầm rộ. Ngay cả trong công việc hàng ngày của bạn cũng có cơ hội để đối phương tình cờ biết đến bạn. Ví dụ, các cuộc trò chuyện và cuộc gọi video trong khi làm việc từ xa, các cuộc họp thường xuyên với khách hàng... Hãy tận dụng tốt những điểm tiếp xúc này với môi trường xung quanh bạn trong công việc hàng ngày. Không cần thể hiện khoa trương. Tất cả những gì bạn phải làm là nhanh nhạy đưa những ý tưởng và cải tiến của riêng bạn vào báo cáo kinh doanh.
Không thể thực hiện bước tiếp theo bằng cách "chỉ làm những gì bạn được yêu cầu". Tập thói quen nói thành lời công việc của bạn để bạn có thể giải thích giá trị mà nó mang lại cho nhóm hoặc công ty của bạn. Trong thời đại mà yếu tố cá nhân rất quan trọng, nếu bạn ở trạng thái “vô diện”, bản thân không biết mình có thể làm gì hoặc muốn làm gì, thì cấp trên và đối tác cũng không thể biết. Rất khó có cơ hội bạn được thăng tiến.
Nếu bạn cảm thấy tầm nhìn của mình hạn hẹp, thì việc hướng ra bên ngoài phạm vi công ty cũng rất quan trọng. Bạn có thể thấy cách suy nghĩ và khả năng của mình có thể áp dụng ở lĩnh vực nào. Ví dụ, một số người đã thành công trong việc chuyển nghề từ kỹ sư sang quan hệ công chúng bằng cách tham gia các buổi workshop trái ngành. Những người khác đã thay đổi sự nghiệp của họ từ bán hàng sang nhà văn bằng cách nghiêm túc lắng nghe câu chuyện của các đối tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để nhận ra giá trị của mình đang ở đâu trong xã hội, một trong những cách hiệu quả nhất là mở rộng phạm vi ra ngoài công ty, tìm giá trị của bản thân bằng cách tích cực giao tiếp.
(c) NTV
2. Làm thế nào để tối đa hóa lợi ích khi trở thành “nhân viên chính thức”
Trong tập 8, Satanaka (Koizumi Kotaro) của bộ phận tiếp thị đang cố gắng phát triển một sản phẩm mới. Tuy nhiên, dự án mà anh thai nghén lại được chuyển cho Tokairin (Oizumi Yo) của phòng kinh doanh đảm nhận. Satanaka cố mỉm cười nói rằng "Điều đó là tốt cho công ty".
Haruko nói: “Chỉ có hai loại nhân viên. Một là nhân viên làm việc để thăng tiến trong sự nghiệp. Hai là nhân viên làm việc cho người khác thăng tiến.”
Lời khuyên: Bạn có thể ổn định cuộc sống và đạt được những gì mong muốn khi làm ở công ty hiện tại không?
Ngày nay, có nhiều hình thức làm việc mới và các hình thức tuyển dụng ngày càng đa dạng như thuê freelance (làm việc tự do), outsoure (thuê ngoài), nhân viên thời vụ (nhân viên hợp đồng cho từng dự án), side-line (công việc phụ kiếm thêm bên cạnh công việc chính), side business (kiêm nhiệm nhiều vị trí). Các công ty chỉ cần chi trả mức lương cố định mà không cần tốn thêm chi phí an sinh xã hội cho những hình thức kể trên.
Nếu bạn không muốn bị ràng buộc khi là “nhân viên chính thức”, không quan tâm đến an sinh xã hội mà vẫn đảm bảo được thu nhập ổn định thì bạn có thể tùy chọn thay đổi hình thức tuyển dụng, không nhất thiết phải gắn bó với một công ty.
Với sự đa dạng hóa trong phong cách làm việc, có nhiều kỹ năng chuyên biệt như Haruko thì bạn không cần phải ký hợp đồng chính thức với công ty, hoặc nhận thêm công việc phụ để trang trải cuộc sống.
(c) NTV
3. Làm thế nào để trở thành nhân tài giải quyết vấn đề?
Cũng trong tập 8, Satonaka (Koizumi Kotaro) đã thực hiện một bảng khảo sát cho 1.000 phụ nữ để phát triển một sản phẩm mới. Khi anh đề xuất dự án mới dựa trên kết quả thu được, các đồng nghiệp cho rằng thương mại hóa nó là không thực tế. Satonaka chán nản và xin lỗi Haruko: "Tôi xin lỗi mọi người vì tôi không thể biến nó thành hiện thực, mặc dù mọi người đã làm việc chăm chỉ."
Haruko đáp: "Bạn chẳng làm gì cả, nhưng lại luôn cảm thấy có lỗi với người khác. Thật sự là không thể làm gì nữa à? Bạn bỏ cuộc vì nó không thực tế? Nếu vậy thì chỉ cần biến nó thành hiện thực thôi."
Lời khuyên: Brainstorm và xây dựng giải pháp
Có 4 bước để trở thành một người kinh doanh “biết giải quyết vấn đề”.
① Mở vấn đề bạn muốn giải quyết
Nếu bạn có một vấn đề bạn muốn giải quyết ngay từ đầu, nhưng bạn không thể nghĩ ra giải pháp, trước tiên, hãy cởi mở những vấn đề của bạn và yêu cầu sự giúp đỡ để có một giải pháp tốt. Cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề là tập hợp ý kiến của nhiều người thay vì tự mình lo liệu.
② Cố gắng tránh xa đôi mắt của chính bạn
Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề, có thể vì bản chỉ nghĩ về nó theo quan điểm cá nhân. Điều quan trọng là phải hình dung được “insight” của nhiều đối tượng, chẳng hạn như sếp, đối tác và người tiêu dùng.
Ví dụ, khi bạn muốn đề xuất với công ty rằng bạn muốn làm việc từ xa, ban lãnh đạo sẽ không cảm động ngay cả khi bạn nêu ra những ưu điểm từ phía bạn như “thuận tiện làm việc” hoặc "bạn có thể làm việc ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng". Điều quan trọng là phải hình dung ra điều mà ban giám đốc quan tâm và nêu hướng có lợi cho họ.
"Giảm chi phí và thời gian đi lại. Nhân viên có thêm thời gian để làm việc và cải thiện năng suất. Điều này sẽ tăng động lực của nhân viên và phát triển như một người chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ có thể đóng góp vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty." Nếu bạn có thể giải thích điều này, người kia chắc chắn sẽ lắng nghe bạn.
③ Tìm “fan”
Tìm một cộng sự, chẳng hạn như đồng nghiệp hoặc sếp tại nơi làm việc, người có thể đồng cảm với vấn đề bạn muốn giải quyết. Từ góc nhìn thứ hai sẽ dẫn đến các giải pháp và cộng sự mới.
④ Tạo ra kinh nghiệm từ thành công nhỏ và thực hiện từng bước để thành công lớn
Bạn không cần phải ép buộc bản thân phải đạt được kết quả tuyệt vời một cách đột ngột. Bắt đầu với những gì bạn có thể, trải nghiệm thành công và trải nghiệm những lợi ích của sự thay đổi. Những sự thay đổi nhỏ sẽ kiếm “fan” về cho bạn.
(c) NTV
Kết: Tối đa hóa giá trị thương hiệu của bạn
Omae Haruko mang quyết tâm tồn tại rất cao, vì thế cô ấy luôn rèn giũa để trở thành một chuyên gia mà các công ty không thể thiếu. Nhưng chỉ chăm chăm cải thiện kỹ năng thôi là chưa đủ.
Khi bạn muốn làm gì đó, đừng chỉ thúc ép theo ý mình mà hãy tìm những người có cùng góc nhìn với bạn, đồng cảm với suy nghĩ của bạn.
Điều quan trọng là hình thành một sự nghiệp độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào, nhưng cũng cần phải sống hòa hợp với những người khác, hơn là chiến đấu trong cô lập. Bạn nên nghĩ rằng giá trị thương hiệu của bạn được tối đa hóa bằng cách tự cải thiện không ngừng cùng sự hợp tác, đề xuất và đánh giá của những người khác.
Nếu bạn có nhiều “fan” xung quanh mình, những người hâm mộ đó chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khi bạn có một dự án mà bạn muốn thực hiện hoặc quảng bá.