Hóng Fukuyama Masaharu – Ông hoàng giải thưởng, chúa tể của những danh hiệu showbiz

Fukuyama Masaharu – Ông hoàng giải thưởng, chúa tể của những danh hiệu showbiz

Đăng vào ngày trong Tin tức 211

Giáo sư Galileo Fukuyama Masaharu được mệnh danh là ông chú không tuổi, vị thần bất tử, người đàn ông giàu nhất Nhật Bản… Đi kèm những danh hiệu có cánh là hàng loạt giải thưởng vô giá trong sự nghiệp. Thế nhưng ông chú vẫn luôn cho rằng mình… nghiệp dư? Sự thật là…

 Ca sĩ nghiệp dư nhưng dư dả bài hit

Năm 1993, Fukuyama Masaharu xuất hiện lần đầu tiên trong “Red & White Song Battle” - chương trình âm nhạc chào đón năm mới lớn nhất Nhật Bản phát sóng trên đài NHK. Kể từ đó đến nay, anh luôn là một trong những ngôi sao được mong chờ xuất hiện nhất. Vào mỗi đêm giao thừa, khán giả chỉ cần ngồi trước tivi, thế nào “ông chú” cũng là khách mời nặng ký của đội nam áo trắng. Điều duy nhất khiến mọi người chờ đợi là Fukuyama Masaharu sẽ chọn bài hát nào trong danh sách toàn bài hit để trình diễn.

Nhưng nếu thời gian quay trở lại hơn 30 năm trước, chúng ta sẽ chỉ thấy một cậu bé chơi nhạc rock and roll “tự phụ” ở thành phố Nagasaki. Vừa tròn đôi mươi, cậu đã mô tả về cuộc sống tương lai của mình: đến Tokyo, sống trong một căn gác xép ở Shinjuku, âm nhạc lấp đầy căn phòng, tất cả các công ty lớn sẽ đến ký hợp đồng với anh. Sau đó, cậu lần lượt từ chối từng người một, vì “không bao giờ bán linh hồn của mình". Nhưng vốn dĩ tương lai và cuộc sống không phát triển theo chiều hướng mà bản thân mong đợi. Ngay từ ban đầu, công chúng đã cho rằng một người đàn ông có khuôn mặt biết hát tình ca như Masaharu Fukuyama không hề phù hợp để hát nhạc rock and roll.

Chính bài hát "Good Night" đã thay đổi Fukuyama Masaharu - người luôn tầm thường kể từ khi debut làm ca sĩ - lần đầu tiên lọt vào top 10 của bảng xếp hạng Oricon Nhật Bản. Sự chuyển mình mà anh tạo ra trong giai đoạn này chỉ là làm chậm lại giọng hát đã quen hát rock and roll của mình và kể cho khán giả nghe một chút cuộc sống hàng ngày của những người yêu nhau: "Chỉ cần anh ở bên em, thì không sao cả." Đối với bản thân anh, đây cũng là lần đầu tiên anh thể hiện bản thân một cách không che đậy trong một ca khúc, bộc lộ nội tâm trần trụi của mình trước khán giả.

Năm 1994, Fukuyama Masaharu giành vị trí quán quân trong bảng xếp hạng Oricon với single thứ 9 "IT'S ONLY LOVE/SORRY BABY” – đĩa đơn đầu tiên vượt mốc một triệu bản bán ra. Năm tiếp theo, single thứ 10 "HELLO" được phát hành cũng gặt hái thành tích ấn tượng. Tính đến nay, anh đã phát hành 31 đĩa đơn và 11 album, mỗi năm sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc cá nhân để tri ân người hâm mộ. Cứ thế, anh trở thành ông hoàng của những bản tình ca, nam ca sĩ solo có doanh số bán đĩa cao ngất ngưỡng Nhật Bản.

Diễn viên nghiệp dư nhưng dư dả rating 

Trên thực tế, Fukuyama Masaharu  làm diễn viên trước khi debut thành ca sĩ, dĩ nhiên cũng không nổi tiếng ngay trong một sớm một chiều. Nhờ vẻ ngoài điển trai, anh được đóng vai chính trong movie Hon no 5g khi mới 19 tuổi.

Đến năm 1993, Fukuyama Masaharu tham gia live-action Hitotsu Yane no Shita (Dưới Một Mái Nhà) của Fuji TV, bộ phim truyền hình nhận được rating trung bình là 28,4% và cao nhất là 37,8% - con số gây chấn động mạnh vào thời điểm đó. Nhân vật mà Fukuyama Masaharu thủ vai vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của người hâm mộ. Masaharu Fukuyama đóng vai là con trai thứ hai của gia đình Kashiwagi, sau khi cha mẹ qua đời, anh được giám đốc một bệnh viện tư nhân nhận làm con nuôi. Mặc dù tính tình hơi u sầu, nhưng lại là một nhân vật cực hút fan.

Năm 2007, Fukuyama Masaharu góp mặt trong Galileo - chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám của Higashino Keigo, tiếp tục là bộ phim có rating cao ngất 21,9%, và “ẵm” luôn 6 giải thưởng danh giá - gần như một mình đoạt tất cả các danh hiệu. Riêng bản thân anh giành giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Giải thưởng Học viện Truyền hình Nhật Bản lần thứ 55. Trong phim, anh đảm nhận nhân vật chính nhà vật lý tài năng Manabu Yukawa - người có chỉ số IQ siêu phàm nhưng EQ xấp xỉ 0, ngoại hình đẹp trai nhưng tính cách kỳ quặc. Kiểu cuồng viết công thức vật lý chắc hẳn đã khiến không ít người ngã ngửa khi xem bộ phim này.

Thám Tử Galileo kể về những pha phá án ly kỳ của Manabu Yukawa, giúp giải quyết những tội ác thường khiến cảnh sát Nhật Bản đau đầu. Mỗi tập phim dài hơn 40 phút, cảnh mở đầu thường là một vụ án giết người xảy ra theo cách kỳ lạ khiến cảnh sát bối rối. Sau đó, họ nhờ phó giáo sư vật lý Galileo giúp đỡ. Sau khi phát sóng, phần 1 đã trở thành một hit lớn, mùa thứ hai được quay ngay sau đó, 3 phiên bản chiếu rạp và 3 tập đặc biệt như Phía Sau Nghi Can X, Phương Trịnh Hạ Chí... liên tiếp được phát hành.

Có thể nói, Higashino Keigo tạo ra Thám tử Galileo còn Fukuyama Masaharu là người đưa anh ta vào cuộc sống. Câu thoại nổi tiếng của Galileo: "Thật thú vị" cùng cảnh phá giải bí ẩn thể hiện trực quan quá trình suy nghĩ của một thiên tài đã trở thành chủ đề nóng để bàn tán của khán giả xem đài.

Phía Sau Nghi Can X khi chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 2008, khác với hương vị nhẹ nhàng của chính kịch, điểm nhấn là tính nhân văn sâu sắc, tạo nên thành công lớn với doanh thu phòng vé lên đến 4,92 tỷ yên. Ngoài ra, bản gốc đã được dựng thành phim ở Hàn Quốc, với sự tham gia của Ryu Seung-beom (giáo viên toán), Lee Yo-won (vợ cũ của nạn nhân) và Cho Jin-woong (cảnh sát).

Phong cách diễn xuất của Fukuyama Masaharu trong vai thám tử Galileo là diễn xuất có kiểm soát. Ngay cả khi Yukawa là kiểu nhân vật cao lớn, thông minh đôi phần kiêu ngạo, thì bằng cách nào đó, anh vẫn khiến nhân vật trở nên dễ mến, hấp dẫn. Cộng thêm vẻ đẹp trai sẵn có, tất cả kết hợp lại tạo nên một thám tử Galileo muôn phần hoàn hảo.

Phiên bản phim điện ảnh mới nhất Chinmoku no Parade (Cuộc Diễu Hành Thầm Lặng) công chiếu vào tháng 12/2022 đã thu hút hơn 1,11 triệu khán giả ra rạp, đẩy "độ hot" của Yukawa lên một tầng cao khác, thu về 696 triệu yên doanh thu phòng vé trong bốn ngày kể cả ngày lễ, cho thấy sức hút không đổi của giáo sư Galileo tái suất sau 9 năm. Phim cũng đã được ra rạp Việt Nam sau đó.

Ngoài Galileo để đời, Fukuyama Masaharu còn đóng vai chính trong series phim cổ trang thứ 49 của NHK Ryomaden vào năm 2010, kể về cuộc đời huyền thoại của Sakamoto Ryoma. Người đàn ông sống cách đây một thế kỷ rưỡi đã sống và làm việc để Nhật Bản trở thành một quốc gia mạnh hơn, hiện đại hơn để không trở thành nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc. Bộ phim đã giành giải phim truyền hình Nhật Bản thứ 67 cùng đề cử cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong nhiều giải thưởng danh giá. Năm 2013, anh tham gia bộ phim Soshite Chichi ni Naru của đạo diễn Koreeda Hirokazu, cũng là lần đầu tiên anh ấy đóng vai người cha để diễn giải một cách tinh tế câu chuyện về tình cảm gia đình.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư nhưng dư dả kinh nghiệm

Fukuyama Masaharu còn một danh tính khác có thể bạn chưa biết, đó là nhiếp ảnh gia. Năm 1994 được xem là thời kỳ hoàng kim, nhưng anh đột ngột biến mất khỏi làng giải trí. Chỉ những người quan tâm lắm mới biết được Fukuyama Masaharu đã dành thời gian dài đi khắp thế giới để chụp ảnh.

Trước đó, nhờ mối quan hệ công việc, Fukuyama Masaharu làm quen với bậc thầy nhiếp ảnh Ueda Shoji, sau đó hai người trở thành bạn bè thân thiết trong nhiều năm. Đây cũng là cơ hội để anh chuyển mình thành nhiếp ảnh gia, các tác phẩm liên tục ra mắt thế giới. Fukuyama Masaharu trở thành nhiếp ảnh gia chính thức của Thế vận hội Olympic 4 mùa liên tiếp. Tháng 9 năm 2004, anh tổ chức triển lãm ảnh đầu tiên trưng bày khoảng 300 bức ảnh, vào tháng 11 năm 2006 phát hành sách ảnh đầu tiên.

Gần như Masaharu gác tất cả công việc việc thu âm, lưu diễn dày đặc để chuyên tâm vào “sở thích” chụp ảnh của mình. Đây là điều anh học được từ Ueda Shoji, cũng đánh dấu triết lý thực hành cuộc sống với "tinh thần nghiệp dư". Sau khi comeback, anh trở thành ca sĩ và diễn viên “nghiệp dư” như những gì mô tả ở phần trên, thực sự có thể viết các bài hát và biểu diễn các kỹ thuật điêu luyện, bởi vì đây chính là những gì anh nghĩ và yêu trong lòng.

Nghiệp dư trong công việc cá nhân

Fukuyama Masaharu là chuẩn mực của các ông chú Nhật Bản, nhưng có phần thiếu chuyên nghiệp trong việc tình cảm cá nhân. Bởi vì chiếm đoạt gần hết trái tim các cô gái mà lại kém tinh tế khi thông báo kết hôn.

Tháng 9/2015, người được mệnh danh là "chàng trai vàng trong làng không bao giờ kết hôn" bất ngờ tuyên bố kết hôn với nữ diễn viên Fukiishi Kazue. Ngay ngày hôm đó, cả nước Nhật chỉ nghe thấy những tiếng vỡ lòng: "Em xin phép nghỉ làm, mai không đến công ty", "Em sốc quá nên hôm nay không nấu cơm", "Chịu hết nổi rồi", phụ nữ cả đất nước Nhật Bản sụp đổ, các phương tiện truyền thông gọi đó là "Cú sốc Fukuyama". Giá trị cổ phiếu thị trường của công ty quản lý của Fukuyama Masaharu đã giảm mạnh 4 tỷ yên, tương đương khoảng 250 triệu nhân dân tệ. Thậm chí, tất cả các cửa hàng bách hóa lớn ở Nhật Bản đã tung ra các chương trình khuyến mãi giảm giá, với danh nghĩa an ủi phần lớn phụ nữ.

Có thể nói, tương lai Fukuyama Masaharu đang hướng tới hoàn toàn khác với những gì anh mô tả khi còn trẻ, nhưng cảm giác "mất kiểm soát" này khiến chính chủ cảm thấy thú vị hơn. Nếu âm nhạc không truyền tải được, anh sẽ lặng lẽ vào đài phát thanh, nếu diễn xuất không đúng chỗ trong phim, Fukuyama Masaharu sẽ luôn tìm cách thể hiện trên ảnh.

Công việc của chú ấy có vẻ vô tổ chức, nhưng bao giờ cái tênFukuyama Masaharu cũng mang đến cho người hâm mộ một Masaharu Fukuyama hoàn hảo hơn. Đây chính là một diễn viên không thể hát không phải là một nhiếp ảnh gia giỏi!

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."