Những vai diễn kinh điển của dàn sao nhà Johnny’s trên màn ảnh (P2)
4. Anh chàng Nào-Đó
Tên gọi khác: nam phụ aka anh/ em trai, bạn thân, bạn học, đồng nghiệp, hoặc một-ai-đó
“Anh chàng Nào-Đó” thường là loại vai diễn được giao cho các tài năng nhà Johnny’s để họ có thể xuất hiện bên cạnh những ngôi sao lớn. Có hai khả năng có thể xảy ra: hoặc đó là những người mới, tuổi đời vẫn còn quá trẻ, chỉ xuất hiện để hỗ trợ các bậc đàn anh, hoặc tham gia vào quá trình làm phim chính là một phần trong chiến lược quảng bá hình ảnh mà Johnny’s sắp xếp, gây dựng cho họ. Tôi không nói là những vai diễn đó chẳng có ý nghĩa gì đâu nhé, nhưng cũng phải nói là, họ có xuất hiện cũng được, biến mất cũng chẳng sao, dù gì thì mạch phim cũng không bị ảnh hưởng tí nào bởi sự tồn tại của họ.
Ví dụ ư? Có Sato Shori đóng vai anh/em trai trong Hungry!! (Bắt lấy đam mê), Yamashita Tomohisa vai anh/em trai trong Lunch Queen (Nữ hoàng cơm trưa), Yaotome Hikaru với vai anh chàng cảm nhận được năng lực của Ryo trong Orthros no Inu (Thần khuyển Orthros), Maruyama Ryuhei đóng vai một trong số các chiến sĩ cảnh sát trong Strawberry Night (Đêm dâu), Fujigaya Taisuke trong PRICELESS (Vô giá trị) và Dokushin Kizoku (Quý tộc độc thân), lần lượt nhận vai một anh nhân viên bình thường và trợ lý sản xuất, rồi Nakajima Yuto đóng vai nhân viên văn phòng trong Hanzawa Naoki đó.
5. Cảnh sát và bác sĩ
Tên gọi khác: thám tử, thực tập sinh, người cộng tác/ đồng hành, và Bác sĩ/ Bác sĩ phẫu thuật
Những bộ phim lấy đề tài cảnh sát và ngành Y là một trào lưu bất tận trong mỗi mùa drama Nhật lên sóng, và đương nhiên là nhà Johnny’s không bao giờ chịu để mình tụt lại phía sau rồi. Và Kindachi Shonen no Jikenbo (Thám tử Kindachi), với sự góp mặt của những ngôi sao như Domoto Tsuyoshi, Matsumoto Jun, Kamenashi Kazuya và Yamada Ryosuke, không chỉ là một bộ phim chuyển thể từ truyện tranh ăn khách mà còn là phát súng tiên phong của trào lưu này. Chúng ta có thể thấy Nagase Tomoya cũng đã diễn rất nhiều những vai thám tử trong các phim như Karei naru Spy, Unubore Deka (Thanh tra hoang tưởng), và năm ngoái thì có Kurokochi. Các sao nhà Johnny’s cũng không hề chối từ hình tượng tay thám tử kỳ quặc và lắm chiêu, tỷ dụ như Domoto Koichi với lối sống cô độc và khép kín trong Remote, thiên tài khoa học thần kinh Kimura Takuya trong MR. BRAIN (Bộ óc siêu phàm), chuyên gia phá khóa Ohno Satoshi trong Kagi no kakatta Heya (Vua bẻ khóa), Aiba Masaki trong Mikeneko Holmes no Suiri (Suy luận của mèo tam thể Holmes), Sakurai Sho trong Nazotoki wa Dinner no Ato de (Bí ẩn sau bữa tối), và Nakai Masahiro trong ATARU (Trí nhớ siêu phàm) – và sau lúc xem xong, tôi ước chi mình mắc phải Hội chứng bác học ngay lập tức.
Trong khi một số phim về đề tài cảnh sát có các sao nhà Johnny’s nhận vai đã leo lên hàng bom tấn, thì một số bộ drama lấy đề tài ngành Y của họ lại là bom xịt. Số phận thê thảm đó rơi vào những cái tên như Aiba Masaki trong Last Hope (Niềm hy vọng cuối cùng), Okura Tadayoshi trong Dr. DMAT và Masuda Takahisa trong Resident 5-nin no Kenshui. Tuy nhiên, nhà sản xuất đã đưa ra quyết định đúng đắn ở trường hợp của Yamashita Tomohisa trong Code Blue (Tín hiệu xanh), một trong những bộ phim yêu thích của tôi. Ngoài ra thì Kusanagi Tsuyoshi và Yaotome Hikaru cũng đã nhận được những đánh giá hết sức tích cực cho vai diễn của mình trong 37-sai de Isha ni Natta Boku ~Kenshui Junjo Monogatari~ (Trở thành bác sĩ ở tuổi 37) nữa đó.
6. Một thành viên của nhóm
Tên gọi khác: nhân vật quan trọng trong nhóm
Có lẽ do hầu hết các sao nhà Johnny’s đều là thành viên trong các nhóm nhạc nên khi nhập vai tổ đội, họ diễn rất ngọt, bất kể là một đơn vị đặc biệt của phòng cảnh sát, một nhóm học sinh hay hình thức phổ biến nhất của một nhóm: băng đảng.
Những ví dụ điển hình nhất chính là: nhóm 7 người hoành tráng trong Lucky Seven (Matsumoto Jun), băng đảng cười-ra-nước-mắt trong Ikebukuro West Gate Park (Công viên Cổng Tây ở Ikebukuro) (Nagase Tomoya và Yamashita Tomohisa), nhóm 4 trai tơ Stand-Up! (Ninomiya Kazunari và Yamashita Tomohisa), nhóm F4 trong Hana Yori Dango (Con nhà giàu/ Vườn sao băng) (Matsumoto Jun), đám học sinh của Yankumi trong Gokusen (Cô giáo gangster), các sinh viên bệnh học pháp y trong Voice (Ikuta Toma), các cư dân trong Resident 5-nin no kenshui (Masuda Takahisa), nhóm 5 người phát-cuồng-với-tín-hiệu-cấp-cứu trong Code Blue (Tín hiệu xanh) (Yamashita Tomohisa), nhóm bạn ở trường đại học trong Hachimitsu to Clover (Honey and Clover) (Ikuta Toma), đám trộm đi-êm-như-mèo trong Kisarazu Cat’s Eye (Năm thằng bạn thân) (Okada Junichi và Sakurai Sho), và nhóm các otaku trong Akihabara@DEEP (Ikuta Toma).
Phù, vậy là tôi đã hoàn thành xong bài viết “Những vai diễn kinh điển của dàn sao nhà Johnny’s trên màn ảnh bạc”, và nếu tôi có bỏ sót một vai diễn nào đó thì đấy là do tôi chưa xem đến hoặc đã quên phéng mất rồi. Tôi đã xem hết tất cả những bộ drama mà tôi đã nhắc đến trong bài rồi đấy, và tôi không thể tin nổi rằng mình vẫn có thể tốt nghiệp nổi đại học sau khi đã chi ra hàng đống thời gian để cày ngần đó bộ drama. Một kỷ niệm thật đáng nhớ. Chứng tỏ tôi cũng biết cách phân phối thời gian hợp lý đấy chứ.
Thêm vào đó, càng xem tôi lại càng thấy rằng nếu đem so những bộ phim ngày xưa với bây giờ thì rõ ràng là phim ngày xưa hay hơn hẳn. Kỹ thuật làm phim ngày trước đúng là rất kém, nhưng phim vẫn đầy sức hút. Cốt truyện xưa cũng độc đáo hơn nhiều so với những phiên bản làm lại của thời bây giờ. Và điều này cũng khiến tôi giật mình nhận ra mình đã xem lắm drama đến mức nào – mà lại toàn những bộ có sao nhà Johnny’s đóng thôi.
Để chốt lại, tôi chỉ muốn nói rằng nếu hỏi tôi thích các sao nhà Johnny’s đóng vai gì nhất trong drama, tôi sẽ nói luôn: vai phản diện, khiến tôi càng xem càng thấy ghét nhân vật đó là tốt nhất.
Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả
Nguồn