Top 3 điều fan không bao giờ ngờ tới nếu xuyên không về thập niên 80

3 điều fan không bao giờ ngờ tới nếu xuyên không về thập niên 80

Đăng vào ngày trong Tin tức 2400

Quay ngược thời gian về thập niên 80-90, ba điều sau sẽ khiến bạn ngạc nhiên: Ủng hộ thần tượng, Mua bán vật phẩm và Mạng xã hội.

Đặt giả thiết nếu như idol fan của thập niên 80, 90 du hành xuyên thời gian đến hiện tại, tôi sẽ nói về những điều khiến các fan lâu năm phải ngạc nhiên. Thậm chí, trong những giấc mơ hoang đường nhất của mình, tôi còn chẳng thể hình dung được tình hình và chính bản thân các idol đã thay đổi nhiều đến mức nào nữa cơ.

1. Ngày xưa fan ủng hộ thần tượng như thế nào?

Đầu tiên, tôi cược là các fan lâu năm sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước sự thiếu vắng của hàng đoàn người ôm theo máy ảnh tại các sự kiện có idol của họ tham gia như hiện nay. Nhìn lại ngày trước, chụp ảnh thông thường vẫn được chấp nhận, và rất nhiều tạp chí sẽ nhận đăng ảnh chụp tại các sự kiện do các tay máy nghiệp dư bấm máy. Hầu hết các fan ôm theo máy ảnh đó đều được vũ trang bằng ống lens cỡ khẩu bazooka gắn với thân máy gương lật. Bạn hẳn sẽ nghĩ rằng họ ngồi ở các hàng ghế sau? Không phải đâu, họ toàn chọn ngồi ngay hàng đầu đấy. Một số người cho rằng như thế thật không cần thiết, nhưng ở thời đó thì việc này được coi là chuyện hết sức bình thường.

Bây giờ thì câu chuyện phổ biến nhất trong giới fan bự là hò hét, tỏ ra phấn khích và có mặt tại hầu hết các sự kiện để được đứng ngay hàng đầu, sát với sân khấu nhất. Tuy nhiên, suốt thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, các fan bự, hay còn gọi là “groupie”, lại thường thể hiện sự hâm mộ đối với thần tượng của họ tít tận phía xa khu vực sân khấu cơ. Đám đông cổ vũ phía sau không chỉ ở các sự kiện mới có; ở các concert cũng có đấy, và các fan tin rằng hò hét và thể hiện sự ủng hộ các idol ở khu vực xa xa chút là chuyện hết sức bình thường.

Do đó, một sân khấu thông thường của các idol sẽ có lực lượng ôm máy ảnh ở đằng trước, groupie ở đằng sau và các fan thông thường khác bị kẹp cứng giữa hai loại trên. Những thứ kiểu như [mix & lift] không phổ biến lắm ở thời này, thế nên nếu nói về cách fan ngày nay cổ vũ cho thần tượng với các fan kỳ cựu, chắc chắn các fan lâu năm sẽ cảm thấy có tí shock đó. 100% là các fan từ thuở ngày xửa ngày xưa sẽ thấy có chút ghen tị với những gậy phát sáng cùng que phát quang mà fan ngày nay sử dụng.

Ý tưởng sử dụng gậy phát sáng khởi nguồn từ Saijo Hideki, sau khi anh đề nghị các fan của mình bật sáng đèn flash suốt thời gian diễn ra concert để anh ấy có thể nhìn thấy họ, và, trong thập niên 80, 90, bạn có thể thấy một vài que phát quang hoặc gậy phát sáng tại các sự kiện có mặt idol. Tuy nhiên, tại thời điểm này, hầu hết các nhóm thần tượng không hề có màu riêng để phân biệt, vì thế, trắng là màu được sử dụng phổ biến nhất. Hoặc là, các nhóm như Candies có màu riêng cho thành viên đấy, nhưng không ai nghĩ tới chuyện nhận diện thương hiệu riêng cho họ cả. Thêm nữa, việc nhìn thấy vô số que phát quang vẫy vẫy ở hàng ghế khán giả không phải là chuyện thường thấy ở thời kỳ này. Các trưởng nhóm groupie đôi lúc sẽ sử dụng những que sáng lớn màu đỏ, giống như loại mà các công nhân xây dựng Nhật Bản vẫn hay sử dụng, để hướng dẫn các fan trong lúc hò hét, nhưng trời ạ, cái này cũng hơi khác so với cách họ sử dụng que phát quang ngày nay đó.
Thế nên, khi bạn nhìn cảnh concerrt trong quá khứ, bạn sẽ thấy khán đài cứ gọi là tối om om. Với tư cách là một fan hâm mộ, những khán đài hiện thời mới tuyệt vời làm sao – nhờ công của gậy phát sáng và que phát quang cả.

lightstick akb48

Tuy nhiên, có một cách để thể hiện sự ủng hộ rất phổ biến ở thời kỳ trước – song giờ thì hết rồi – đó là sử dụng các dải băng cổ vũ nhiều màu thật dài.

Tất nhiên, tùy thuộc vào địa điểm biểu diễn, việc sử dụng các dải ruy băng đôi khi cũng bị cấm, tuy rằng việc các dải băng bay rợp trời khi fan thực sự đắm mình vào show diễn là chuyện hết sức bình thường. Để có thể với tới được sân khấu từ vị trí đang ngồi, fan sẽ tập ném dải băng sao cho chúng có thể đáp xuống theo một đường cong đẹp mắt. Nếu một trong số những dải băng đó mà đập trúng đầu idol thì cũng đau phải biết, do đó, một quy định đã được đặt ra. Theo quy định đó, bạn cần phải tháo hết những cuộn (sắt) bên trong trước khi ném. Giờ đây, khi nghĩ về điều này, tôi thấy thật ra người ta vung những dải băng đó lên cũng không có gì lạ khi mà thuyền đã căng buồm, nhưng giờ thì bạn hiếm khi còn nhìn thấy những dải băng dài ở xung quanh nữa, thành ra, có thể kết luận là trên thực tế, trào lưu này đã biến mất rồi.

Tuy vậy, thậm chí là ngay lúc này đây, những dải băng vẫn được tung, được ném vun vút trong buổi biểu diễn “Chenmen Paradise” của nhóm nhạc thần tượng Fudanjuku.

2. Tự do mua bán vật phẩm

Khi bạn nhìn nhận vấn đề theo cách này, bối cảnh sẽ tự nhiên trở nên hoàn toàn khác biệt, dù rằng chúng ta vẫn thể hiện sự ủng hộ đối với thần tượng theo cách tương tự. Hãy cùng xem một sự khác biệt khác nhé.

Như tôi đã nói trong bài trước, các fan của thập niên 80, 90 sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sự gần gũi của các thần tượng ngày nay. Thật sự ngày trước không có nhiều cơ hội để bạn có thể vai kề vai chụp hình chung với idol đâu. Thậm chí, ở sự kiện cho phép bắt tay thì cũng không có chỗ để tán gẫu. Thêm vào đó, checki (Polaroid) thì hoàn toàn chưa được nghe nói tới.

check in

Tên nguyên bản của máy chụp hình lấy liền checki được công bố vào tháng Mười năm 1998 là Instax. Checki là các viết tắt của cụm từ “Check in!”, một từ lóng rất nổi tiếng ở thời kỳ này, và kỳ lạ thay, nhóm Checkikko đã được hình thành trong thời điểm đó đấy.

Tôi nhớ là mình đã đặt cả hai tay lên một trong những chiếc máy ảnh checki ngay khi họ (các idol) bước ra. Tôi không phải là một fan máy ảnh đặc biệt cuồng nhiệt, nhưng tôi muốn được trải nghiệm cảm giác được thấy ảnh mình in ra ngay tức thì. Những cửa hàng điện tử ở Shinjuku và Akihabara đã bán hết sạch loại máy ảnh này trong chớp mắt, nhưng cuối cùng thì tôi cũng tìm được một cái tại một tiệm ở Ikebukuro.

Máy ảnh checki ra đời đúng vào thời điểm các idol bắt đầu trở nên mờ nhạt trong con mắt công chúng. Tương tự như vậy, những chiếc máy ảnh này cũng trở nên kém phổ biến hơn, và chúng chỉ nổi trở lại trong đợt bùng nổ thứ hai của các idol. Nhờ có phát minh của họ, giờ đây việc chụp những bức ảnh bạn-và-idol là chuyện hết sức bình thường. Rất có khả năng đây chính là điều mà các fan ở thập niên 80-90 cản thấy ganh tị nhất.

Promide không giống với checki đến từng chi tiết, song ở thời điểm đó, fan luôn luôn đem theo những tấm hình của các idol họ yêu thích – và promide chính là thế đó. Marubell là một cửa tiệm promide rất có uy tín, nhưng phần lớn ảnh của họ đều là ảnh chưa qua chỉnh sửa. Những tấm hình này thường sẽ được bán kèm theo đĩa CD.

3. Dễ dàng nắm bắt thông tin nhờ mạng xã hội

Cuối cùng, điều thứ ba sẽ khiến các fan ngày xưa phải ngạc nhiên nếu giả sử họ có thể xuyên không tới thời điểm hiện tại chính là Mạng xã hội (tức Social Network System, viết tắt là SNS). Hoặc, cũng có thể chính điện thoại thông minh đã giúp cho việc sử dụng SNS trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các fan kỳ cựu của ngày xưa hẳn sẽ thắc mắc liệu những người ở ngoài khán đài đang làm cái quái gì khi cứ cắm mặt nhìn vào cái màn hình bé xíu trước mặt họ như thế. Tôi không cho rằng họ có thể hình dung được việc bạn có được thông tin của idol một cách dễ dàng thông qua SNS, đặc biệt là Twitter. Chúng ta đã nói về sự xuất hiện vô cùng quan trọng của SNS trong cả tá bài trước đó rồi. Bắt đầu với PHS (Hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân), khoảng năm 1995, rất dễ để có thể nhìn thấy người ta mang theo những chiếc di động “cục gạch” bên mình. Các fan bình thường của thập niên 80-90 không có điện thoại thông minh và cũng không có Internet. Có thể kiếm được thông tin về buổi biểu diễn của idol và những bức hình cá nhân chỉ bằng một thiết bị nằm gọn trong lòng bàn tay quả là một phép màu chẳng nhỏ bé tí nào. Nếu các fan của thời kỳ trước ở đây, bây giờ, chắc chắn họ sẽ ngay lập tức muốn vồ lấy điện thoại thông minh và chơi cho bằng chán mới thôi mất.

AKB48

Ngày nay, nếu bạn tweet và rồi được thần tượng reply trên Twitter thì ngày trước, thứ phúc lợi tương tự của fan chính là viết thư tay gửi đi và được idol gửi thư phúc đáp trở lại. Và, tất nhiên rồi, do các idol không thể liên lạc trực tiếp với fan, sẽ có nguyên cả khối văn phòng lo liệu công tác quản lý tương tác với fan. Ví dụ như ở HoriPro (Hori Productions), có một quyển sổ ghi chép được bố trí ngay tại lối vào. Nếu như bạn viết lời nhắn cho một người vào quyển số đó thì vài ngày sau, người ấy sẽ hồi âm cho bạn. Thêm nữa, ở Sun Music, nếu bạn tới thăm fan club của họ, nhân viên ở đó sẽ nói với bạn cách để một idol nhận được quà tặng bạn để lại cho họ hoặc tặng thêm cho bạn một vài món đồ miễn phí như poster chẳng hạn. Bình thường thì tất cả những điều đó đều không được loan báo rộng rãi, song, nếu như nhân viên ở đấy đủ tốt bụng để giúp đỡ bạn mà không đòi hỏi gì thêm thì đó sẽ là một trong số những điều khiến cho các fan như tôi sướng phát điên lên được.

Rất nhiều các nghệ sĩ thuộc hàng top trong thập niên 80, những nghệ sĩ đã đạt No.1 trong các trường trình âm nhạc, giờ đã sắp tiến tới mộc kỷ niệm 30 năm debut. Kể ra cũng là chuyện hết sức bình thường khi đã trải qua biết bao nhiêu tháng năm, hệ thống fan và các item, cùng với đó là cách thể hiện sự ủng hộ, mua bán vật phẩm và SNS, đều đã có sự đổi khác.

Tuy nhiên, tôi tin rằng, nếu tôi có đi ngược thời gian để trở về 30 năm trước, tôi vẫn sẽ có thể cổ vũ cho các idol yêu thích của mình bằng những phương cách phổ biến của thời kỳ đó. Tôi có thể hình dung ra mình sẽ nói những câu kiểu như, “Ồ, cô ấy trông giống Nori-P quá!” hay “5 người đó nhắc tôi nhớ CoCo ghê!”

Tôi cho rằng cái không khí cổ vũ cho những người mình yêu thích và niềm vui có được từ việc làm đó chính là điều sẽ mãi song hành cùng các idol. Ngay cả khi môi trường xung quanh ngành công nghiệp idol tiếp tục thay đổi, những nền móng đó vẫn sẽ vẹn nguyên, và tôi thật chẳng thể nào ngưng nghĩ rằng đấy quả là một điều tuyệt vời cho được.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."

Bạn có hiểu đúng về Tarento?

Bạn có hiểu đúng về Tarento?

Tarento là những người nổi tiếng thường xuất hiện trước công chúng, và đặc biệt là trên truyền hình, truyền thông ở Nhật Bản. Đây là từ bắt nguồn từ...