Khám phá mối quan hệ mật thiết của J-pop và phim truyền hình Nhật Bản
Phim truyền hình Nhật Bản là gì?
Truyền hình Nhật Bản, tiếng Nhật là dorama (bắt nguồn từ chữ drama - là phim truyền hình chứ không phải kịch sân khấu), tiếng Anh gọi là j-drama, là một trong những chương trình được sản xuất nhiều và phổ biến nhất trên truyền hình Nhật. Phim truyền hình có rất nhiều chủ đề mà chiếm đa số là renai (đề tài tình yêu trong các bộ phim tình cảm lãng mạn). Bên cạnh đó còn thể loại hành động, phim hài, hồi hộp, tội phạm... tựu chung lại là human drama (phim tâm lý xã hội). Thể loại này thường xoay quanh mối quan hệ học đường, công sở, cơm áo gạo tiền và cuộc sống thường nhật.
Hana yori Dango là một trong những phim truyền hình nổi tiếng của Nhật
Hầu hết phim truyền hình Nhật được phân loại renzoku, tiếng Anh là drama series (phim truyền hình dài tập). Renzoku được gói gọn trong một mùa, nói cách khác là một quý. Đầu tiên là mùa đông (từ tháng 1 đến tháng 3), mùa xuân (tháng 4 đến tháng 6) mùa hạ (tháng 7 đến tháng 9) cuối cùng là mùa thu (tháng 10 đến tháng 12). Mỗi tuần sẽ chiếu một tập, nên trung bình một phim có độ dài 11 tập. Một mùa có khoảng 20 phim. Cũng có một số phim có số tập ít hơn, nguyên nhân là do đề tài kén người xem, kinh phí thấp hoặc rating quá thấp nên bị cắt. Có một số phim nếu rating cao sẽ có thêm special drama và movie nối tiếp diễn biến của tập phim cuối, cũng có khi là tóm tắt lại phim, có trường hợp là câu chuyện xảy ra trước đó. Có khi các phim Nhật được phản hồi tốt sẽ có thêm một mùa kế tiếp nữa, hoặc những phim về đề tài lịch sử, phim truyền hình buổi sáng của NHK sẽ kéo dài nhiều mùa phim liên tiếp, hướng tới các khán giả lớn tuổi. Một thể loại khác được gọi là tanpatsu, tiếng Anh là one-shot hoặc special drama có độ dài hai giờ. Nó có 2 dạng: 1 là một drama có độ dài riêng biệt 1 tập, có khi 2-3 tập; hai là phần phim nối tiếp renzoku và kết thúc câu chuyện trong 1 tập phim. Đa phần nó được chào đời trong một sự kiện, một dịp kỉ niệm nào đó.
Những người hoạt động âm nhạc tham gia phim truyền hình Nhật
Phim truyền hình giống như một cuộc sống thu nhỏ vậy. Nó cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ âm nhạc có thể chứng minh tài năng của họ dù họ đang có một lịch trình bận rộn. Đương nhiên không có gì bảo đảm cho sự thành công đó. Không có gì lạ khi có một nghệ sĩ nào đó bình quân một năm lại xuất hiện trên phim truyền hình vài lần. Phần lớn đó là những vai ít đất diễn, nhất là khi họ đang chỉ mới bắt đầu sự nghiệp của mình.
Là người biểu diễn khi lên sân khấu, việc các nghệ sĩ lấn sân sang lĩnh vực truyền hình thật ra cũng chả khác diễn viên thực thụ là mấy. Họ diễn xuất như một diễn viên, họ cũng thích ứng với một trong nhiều vai trò và thường xuyên thay đổi thể loại vai diễn. Đặc biệt là khi họ tham gia một bộ phim có đề tài âm nhạc, họ lại càng có lợi thế, lúc đó tài năng của họ càng nổi trội hơn.
Một số trường hợp tiêu biểu là Mukodono, Nodame Cantabile, Taiyo no Uta...
Việc lấn sân như vậy tạo hiệu quả gấp bội phần so với hoạt động riêng biệt trên một lĩnh vực. Fan hâm mộ rất thích thú chờ đón thần tượng của họ thử sức trong một lĩnh vực mới, thúc đẩy rating phim tăng vọt, giúp tăng doanh thu cho nghệ sĩ từ các lời mời và hợp đồng quảng cáo và trong nhiều trường hợp, mở rộng thị trường hoạt động và tiêu thụ của người nghệ sĩ và cả ban nhạc mà họ tham gia. Với sự hỗ trợ, khán giả truyền hình của mọi lứa tuổi điều ích thích cả hai khía cạnh của truyền thông và trở nên thân thuộc không những với các nghệ sĩ mà họ yêu thích, mà còn với các ngôi sao đang lên của Nhật.
Các chương trình quảng cáo cũng xuất hiện xen kẽ giờ chiếu phim, việc các kênh truyền hình và công ty quản lý có thể thu lợi từ sự nổi tiếng của nghê sĩ thông qua các chiến dịch quảng cáo cho bộ phim sắp phát sóng. Không hiếm các trường hợp phim phát sóng sử dụng cùng ban nhạc hoặc ca sĩ trong cùng một công ty trình bày ca khúc trong phim. Trong trường hợp này, các diễn viên thường được mời tham dự chương trình trò chuyện trên ti vi để tuyên truyền phim có thể được yêu cầu trình bày ca khúc phim.
Phim Osen có Uchi Hiroki đóng, nhạc cuối phim do Tackey & Tsubasa trình bày,
hoặc hầu hết các bộ phim có thành viên nhóm nhạc KAT-TUN đóng đều có nhạc phim do KAT-TUN thể hiện
Âm nhạc có ảnh hưởng đến tỉ suất xem đài?
Ở nhiều quốc gia, tỉ suất bạn xem đài giúp nhà đài và đơn vị chế tác phân tích mức hấp dẫn của một chương trình truyền hình. Ở một số nước, tỉ suất bạn xem đài được tính bằng cứ một lượng người xem chương trình đó thì sẽ đạt được 1 điểm, còn những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản tỉ suất bạn xem đài được tính bằng %. Khi một bộ phim đạt tỉ suất 20% nghĩa là cứ 100 người bật ti vi thì có 20 người xem chương trình đó. Với cách tính này, không thể nói rằng đang mùa du lịch bận đi chơi không rõ giờ về để an ủi bộ phim có rating thấp, thực tế chỉ là không ai có hứng thú xem nó mà thôi. Tỉ suất thấp thường dẫn đến việc ngưng ngay chương trình để thay bằng chương trình khác hấp dẫn hơn.
Tại Nhật, tỉ suất này cũng có vai trò tương tự nhưng cũng có thêm một số lợi ích nữa, chẳng hạn như giúp bạn xem đài có thể chọn lọc để theo dõi. Không có một yếu tố nhất định nào quyết định tỉ suất cho một chương trình ti vi, do đó con số này không quyết định chương trình đó thú vị hay hấp dẫn một cách hoàn toàn chính xác, suy cho cùng, con số này có được nhờ vào thị hiếu số đông khán giả. Cho mọi người biết được chương trình nào đang được nhiều người quan tâm.
Tỉ suất xem đài thường được thống kê theo 3 khu vục: Kanto, Kansai và toàn quốc; tuy nhiên con số ở Kanto bao gồm Tokyo và các vùng lân cận là được công chúng quan tâm hơn cả. Mỗi vùng sẽ có một bảng xếp hạng tỉ suất xem đài riêng để tổng kết mức độ phổ biến của một bộ phim, không phân biệt drama nói chung hay renzoku nói riêng.
Vì vậy, khi một khán giả muốn dựa vào tỉ suất để chọn lọc phim thì việc đầu tiên người đó phải làm là phải xác định con số mà họ quan tâm thuộc vùng nào. Một bộ phim thông thường sẽ có tỉ suất vào khoảng 15-19%. Rất hiếm khi lên đến con số 25%, nhưng điều ấy không có nghĩa là không có bộ phim nào đạt đến con số 30%. Dưới 10% thường là những drama không đáng xem nhưng dĩ nhiên vẫn có ngoại lệ. Một dẫn chứng thuyết phục là bộ drama Kami no Shizuku khởi chiếu từ đầu tháng 1/2009 với rating thấp lè tè ở 6.1% nhưng bộ phim đã giựt một lúc hai giải dành cho "Phim truyền hình hay nhất" và "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" của giải thưởng danh giá Winter Grand Prix mùa giải 2008 - 2009. Để chứng minh cho tính xác thực của tỉ suất thì có lẽ bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Một điều nữa mà không phải ai cũng biết là khi có tỉ suất cao, bộ phim sẽ nghiễm nhiên được công nhận là phổ biến. Tỉ suất càng cao, bộ phim càng có cơ hội thu hút nhiều người xem trên các phạm vi còn lại.
Vậy hiệu ứng âm nhạc có thật sự ảnh hưởng đến tỉ suất không?
Câu trả lời là có.
Theo con số thống kê vùng Kanto từ năm 2005 đến nay, tỉ suất của những bộ phim có sự góp mặt của các ca sĩ thường cao hơn hẳn những bộ phim khác. Đặc biệt sự góp mặt của các nghệ sĩ trực thuộc Johnny’s Entertainment còn làm cho tỉ suất tăng vọt một cách chóng mặt, đem đến cho bộ phim nhiều cơ hội thắng lợi ở các giải thưởng lớn có uy tín. Trong khoảng từ năm 2005-2009, các bộ phim có ca sĩ tham gia đã có 9 mùa giải dẫn đầu bảng xếp hạng của cả 3 vùng và có 6 mùa giải có ít nhất một phim nằm trong top đầu.
Nguồn
Dịch: Rin-chan
Biên tập: Aka!Chan
Design: Pik