Ishihara Satomi đào giếng để cung cấp nước sạch cho người dân ở Châu Phi
Trong chương trình 24-Hour TV lần thứ 39 với chủ đề "Tình yêu giải cứu trái đất" phát sóng ngày 27/8 và 28/8, phóng sự "Ishihara Satomi - trẻ em Kenya, Châu Phi chết vì nước" kể về chuyến đi Châu Phi của Ishihara Satomi vào ngày 9/8 vừa qua.
Hai năm trước, Ishihara Satomi đã lần đầu tiên đến Châu Phi để thực hiện bộ phim Kaze ni Tatsu Lion, vai diễn của cô là một y tá tình nguyện tham gia vào chuyến công tác chăm sóc y tế tại Châu Phi, đối diện với những gì đang diễn ra trong thực tế và cảm bản thân hoàn toàn không biết bất cứ gì, cô cảm thấy bất lực nhưng rồi sau đó đã chọn mục tiêu của đời mình là đối mặt với Châu Phi.
Tính thêm chuyến đi Uganda vào năm ngoái thì chuyến từ thiện lần này là lần thứ 3 đặt chân đến Châu Phi của Ishihara, và nhiệm vụ lần này của cô là phải đối mặt với vấn đề cốt lõi của Châu Phi hiện nay - nước. Không được như Nhật Bản, nước là thứ vô cùng khan hiếm ở Châu Phi, rất nhiều trẻ em đã chết vì không có nước sạch. Vượt qua chặng đường 11.300 km từ Nhật Bản đến quận Siaya của Kenya, Ishihara đến một ngôi làng không có nguồn nước, để phục vụ cho như cầu cuộc sống thì hàng ngày phụ nữ và trẻ em trong làng phải nhiều lần đi xa cả giờ đồng hồ đến các đầm lầy và sông để lấy nước phục vụ sinh hoạt. Việc lấy nước là vấn đề quan trọng và vô cùng cấp bách trong cuộc sống của họ, điều đó thực sự gây sốc khi chứng kiến tận mắt. Trẻ con thì nghịch nước trong những vũng nước nhỏ hòa chung với chất thải bầy gia súc. Ngày qua ngày, tốn rất nhiều thời gian cho việc đi lấy nước, người dần mất đi cơ hội được giáo dục, họ sử dụng nguồni nước sinh hoạt nhưng không biết về sự mất vệ sinh hay khái niệm nước sạch. Ishihara đã bị sốc khi nghe câu chuyện bi thảm về một người mẹ đã mất đứa con mới sinh của mình vì bệnh tả do bị lây nhiễm từ nguồn nước mất vệ sinh.
Ishihara Satomi mang đến Châu Phi kĩ thuật đào giếng Kazusabori truyền thống để đảm bảo nước sạch ở Nhật Bản. Kazusabori không đòi hỏi phải có máy móc thiết bị hay công nghệ hiện đại mà chỉ đòi hỏi sức lực của một nhóm người nhỏ, thời gian làm việc cũng tương đối ngắn. Ngoài ra, chi phí để thực hiện thấp nhưng lại có hiếu quả cao trong việc cải thiện đời sống người dân, một phương pháp rất phù hợp với hoàn cảnh của Châu Phi. Ishihara đã cùng với dân làng đào giếng bằng phương pháp Kazusabori. Ishihara cho biết cô nhận ra "Nếu sống ở Nhật thì bản sẽ cảm thấy rằng nước là một điều gì đó quá hiển nhiên, được chứng kiến tận mắt quá trình tìm ra nguồn nước như thế này quả thật là một trải nghiệm vô cùng quý báu đối với tôi". Ngoài ra, Ishihara cũng chia sẻ rằng "Chắc chắn một điều là có nhiều người sẽ được cứu nhờ những cái giếng. Điều này cũng có thể, dù hòan toàn không phải là đã thực hiện được một mục tiêu gì đó của người dân địa phuông, sẽ là khởi đầu cho một cuộc sống mới. Chính bản thân tôi, đây không phải là kết thúc, trong tương lai, tôi muốn được tham gia thêm những hoạt động như thế này".