HiGH&LOW - Album JPop của năm
Và cũng hơi mỉa mai khi HiGH&LOW thực ra cũng không phải là một album "chuẩn" mà chỉ là một cặp CD soundtrack được sản xuất riêng cho một bộ phim truyền hình kéo dài hai mùa và các phim điện ảnh tiếp nối, tất cả đều là những phần của một dự án dự án đa phương tiện hoành tráng mang tên HiGH&LOW đánh vào một thế giới không lường trước bởi một công ty được gọi là LDH. Là một công ty nội tiếng chuyên đào tạo những ban nhạc nam và nhóm nhạc nữ, hiển nhiên việc thể hiện soundtrack sẽ được giao cho "gà nhà" của LHD - nhất là khi không ít các thành viên trực thuộc LHD đã tham gia với vai trò diễn viên trong phim; tuy nhiên, LDH đã có một bước... hoặc là, đúng hơn, nhiều bước nhảy vọt. Kết quả là một album nhạc non-stop hoành tráng, điều đó đã khiến cho sự hứng thú của công ty đối với nhạc sàn (ở đây có sự ảnh hưởng rất lớn của hip-hop) lên một tầm cao mới cũng như thể hiện xuất sắc nhất phong độ từng nhóm nhạc của họ. Tất cả điều này cùng với một vài nghệ sĩ khách mời trong và ngoài nước có chất lượng đáng kinh ngạc đã được lựa chọn một cách kĩ càng.
Dự án HiGH&LOW bao gồm series phim truyền hình, hai phim dài, một ngoại truyện, một phiên bản sân khấu và một series manga (và một số thứ khác, như các tài khoản truyền thông xã hội và một quán cà phê chủ đề tại Tokyo) và câu chuyện xoay quanh sự cạnh tranh giữa một loạt các băng nhóm thanh thiếu niên, cùng với cuộc chiến của họ chống lại một tổ chức tội phạm và một số kẻ thù khác. Nó đậm chất hành động và tất cả đều nói về chiến đấu và trở nên mạnh mẽ... cũng như về việc đi club và tiệc tùng. Vậy nên rõ ràng là soundtrack phải hòa chung nhịp đập với mạch phim, phải mạnh mẽ, sảng khoái, năng nổ, sử dụng âm thanh EDM/club, điều vốn là thế mạnh nổi tiếng của LDH. Và soundtrack đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, trong khi có một sự rung cảm tổng thể hết sức phù hợp với club, nhưng vẫn đảm bảo không mất đi tính đa dạng, thể hiện sức mạnh cá nhân của mỗi ca sĩ và nhóm nhạc thành viên tham gia.
Generations và The Rampage mang đến điều gì đó như là âm hưởng của một ban nhạc nam JPop truyền thống cho sự kết hợp, Generations đem đến hip-hop mạnh mẽ, Strawberry Sadistic của nhóm nữ siêu đông E-Girls có những đoạn nghe hao hao một track từ Scandal, nhóm DJ của công ty, PKCZ thì chịu trách nhiệm cho một số bài nhạc club tuyệt vời... vân vân và mây mây. Nhưng có một dự án tạm thời tưởng đã bị lãng quên từ lâu lại đảm đương phần việc tạo ra bất ngờ có lẽ là lớn nhất cho album. Ace of Spades, một nhóm với chủ chốt là Takahiro của EXILE và một số huyền thoại nhạc rock địa phương bắt đầu trở lại vào năm 2012, phát hành một single trước khi lặn mất tăm ... chắc hẳn mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là một dự án chỉ thực hiện một lần, nhưng không: trong album lần này, họ lại biểu diễn một lần nữa, với không chỉ một, mà đến tận hai bài hát. Nếu như single của năm 2012 có thể coi là khá nhạt nhòa thì giờ đây, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, hai bài nhạc rock trong lần trở lại này của họ thực sự rất xuất sắc - tuy rằng chúng khá lỗi thời, nhưng nói chung là không hề bị lạc quẻ so với tổng thể album.
cũng đã đủ phong phú và chất lừ rồi. Sự góp mặt của danh sách nghệ sĩ khách mời dài dằng dặc càng khiến cho album trở nên đa dạng hơn. Những khách mời phương Tây đều là những nhà sản xuất EDM nổi tiếng như Afrojack, Dimitri Vegas & Like Mike và nhóm Far East Movement – họ đã giúp LDH tiếp tục định hình thứ âm thanh đậm chất club đương đại. Và chúng ta cũng có Seungri của nhóm nhạc Kpop Big Bang khoe giọng trong một ca khúc, song, những lựa chọn thú vị nhất lại đến từ các nghệ sĩ trong nước, đặc biệt là Masta Simon & Sami-T đến từ nhóm nhảy huyền thoại Mighty Crown của Yokohama và rapper Anarchy, người đã xuất hiện trong không dưới ba bài hát và đã cực kỳ nhiệt tình với quá trình thực hiện album. Với sự nhất quán trong khâu bảo đảm chất lượng, kể ra cũng khá là khó để lựa ra những bài hát nổi bật nhất, bởi lẽ gần như từng người trong họ đều đặc biệt theo cách này hay cách khác. Tuy nhiên, ca khúc tiệc tùng hay nhất có lẽ là Asobo! của Far East Movement cùng nhóm nhỏ The Second của EXILE và Mighty Warriors mà rất đông nghệ sĩ tham gia, tính cả những vị vương Yokohama kể trên.
Tuy album HiGH&LOW rõ ràng được tạo ra để quẩy tung các sàn nhảy, song nó vẫn còn lâu mới được tính là một album JPop đúng chuẩn nếu thiếu đi các bản ballad – cái này là bắt buộc đấy. Chúng ta (may mắn thay) chỉ có hai bài thôi, mỗi bài chốt một CD. Một bài thực sự là khá ổn, càng nghe càng thấy ngấm. Bài còn lại thì ... trời ơi nó tệ đến phát khóc, lại còn bị phá nát thêm bởi giọng hát rõ dở nữa chứ. Đó là ca khúc duy nhất thật sự đáng bỏ qua của album. Một trong hai bản ballad được hát bởi một diễn viên và bản còn lại giao cho một trong những ca sĩ của JSB, và kỳ lạ ở chỗ bản hay lại là của diễn viên Aoyagi Sho (từ mảng diễn viên của LDH Gekidan EXILE)thể hiện – hãy nghe anh ấy hát Maria đi, rất tuyệt vời đó, trong khi Imaichi Ryuji của JSB chỉ làm điếc tai người nghe với Forever Young At Heart.
Nhưng bỏ qua điều đó thì HiGH&LOW là một album rất chắc tay. Và album này tuyệt vời ở chỗ, nó đã mang lại một luồng gió mới cho xu hướng chủ đạo của âm nhạc Nhật Bản hiện hành và cũng bởi... đây cũng là một trong những album mà bạn có thể chia sẻ với bất kỳ fan hâm mộ nào của dòng nhạc chính thống phương Tây, để chứng minh rằng, không, không phải tất cả những bản nhạc Pop của Nhật Bản đều đã lỗi thời và/hoặc kỳ quái hết mức. Và rồi họ thậm chí có thể phát cuồng vì nó nữa cơ. Tất nhiên, cả album HiGH&LOW và LDH nói chung đều đang nhận gạch từ phía những người ưa chuộng “thể loại âm nhạc Jpop điển hình” vì cái “tội” để cho album thấm đẫm ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây, nhưng nói thật thì ... tôi hoàn toàn chẳng hiểu ra sao cả. Thể loại nhạc sàn bắt tai theo kiểu phương Tây không phải thứ có thể thay thế hoàn toàn được cho JPop cổ điển; tuy nhiên, điều mà album này làm được chính là đem lại sự đa dạng cần thiết cho thị trường - và về điểm này thì nó làm tốt kinh khủng luôn.
Run This Town - RUDE BOYS
Higher Ground - HiGH&LOW The Movie
Mighty Warriors - Mighty Warriors
Strawberry - Ichigo Milk