Có hay không việc các nghệ sĩ bị chèn ép bởi công ty quản lý
Ủy ban Công bằng Thương mại Nhật Bản (JFTC) vừa công bố một báo cáo sơ bộ dài 27 trang được cấu trúc như một luận án về những hợp đồng bất công trong ngành giải trí Nhật Bản.
JFTC là ủy ban liên hiệp của chính phủ Nhật Bản, chịu trách nhiệm về điều chỉnh cạnh tranh kinh tế, cũng như thi hành Đạo luật chống độc quyền, nguồn gốc dẫn đến sự ra đời của ủy ban trong Thế chiến thứ 2.
Dường như trong năm đã càng lúc càng có nhiều báo cáo về việc các nghệ sĩ giải trí gặp khốn đốn khi rời bỏ công ty quản lý của họ, như gần đây là tin đồn về Rola và công ty Libera cũng như Nishiyama Maki và công ty của cô. Bản báo cảo đặc biệt tập trung vào hợp đồng giữa nghệ sĩ giải trí và công ty quản lý, mà chúng ta có thể thấy được kết luận rõ hơn qua 4 trường hợp về tranh chấp hợp đồng của Shimizu Fumika, Namie Amuro và SMAP đã được công khai trong thời gian vừa qua.
Về mối quan hệ giữa các nghệ sĩ nổi tiếng và công ty, có những trường hợp khi hợp đồng được ký kết đã gây hạn chế các hoạt động trong ngành sau khi họ rời khỏi công ty, trừ khi có sự chấp thuận rõ ràng từ công ty ban đầu, vốn rất ít ỏi vì liên quan đến tiền bạc. Những thỏa thuận hợp đồng bất công này đang gây rắc rối cho việc các nghệ sĩ hoạt động độc lập hoặc chuyển sang công ty khác, một điều vốn rất thường xuyên trong ngành này, và dẫn tới việc danh tiếng của họ suy giảm do sau đó không có khả năng phát triển sự nghiệp, hoặc nghiêm trọng hơn là phải giải nghệ sớm.
Vì những lý do này, JFTC nhận thấy đây là sự vi phạm Đạo luật chống độc quyền, và bắt đầu tiến hành điều tra với các bên liên quan. Báo cáo của JFTC bắt đầu với những trường hợp ví dụ điển hình gần đây giữa nghệ sĩ giải trí và công ty quản lý, và tiếp sau đó là lịch sử về các hợp đồng trong ngành giải trí Nhật Bản, sẽ được đề cập ở một bài khác.
* Shimizu Fumika vs. LesPros
Vào tháng 2, nữ diễn viên 22 tuổi đầy triển vọng Shimizu Fumika tuyên bố từ giã làng giải trí để hiến mình cho giáo phái Happy Science mà cô đã gia nhập từ khi còn nhỏ. Happy Science tuyên bố Shimizu đã bị công ty ép buộc tham gia những bộ phim đi ngược với niềm tin của cô, chẳng hạn như đóng vai ăn thịt người... Do đó cô đã lo âu sợ hãi rằng nếu từ chối nhận vai thì công ty sẽ cắt bớt công việc của cô. Từ đó sức khỏe thể chất và tinh thần của Shimizu bị suy giảm rõ rệt, sau đó cô buộc phải chấm dứt mọi hoạt động trong ngành.
Khi thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn của Shimizu nói về những gì đã trải qua, JFYC phát hiện những vấn đề về tình hình làm việc bất công của cô. Ví dụ như Shimiz tiết lộ mình phải làm việc suốt 7 ngày 1 tuần và chỉ được trả 50,000 yên một tháng; công ty buộc cô phải mặc quần áo hở hang trong các buổi chụp ảnh hoặc sự kiện bắt tay, đến nỗi cô bị căng thẳng và có ý muốn tự sát.
* SMAP vs. Johnny & Associates
Tháng 1/2016, giới truyền thông Nhật Bản đưa tin các thành viên của SMAP là Nakai Masahiro, Inagaki Goro, Kusanagi Tsuyoshi và Katori Shingo cùng với quản lý của họ đang đàm phán để rời bỏ Johnny's, điều chắc chắn sẽ dẫn tới sự tan rã của SMAP. Tuy nhiên sau đó họ cùng xuất hiện trên truyền hình và nói lời xin lỗi các fan, khẳng định nhóm vẫn tiếp tục ở lại công ty. Người ta cho rằng thỏa thuận giữa các thành viên của SMAP và công ty mới đã bị Johnny's can thiệp, khiến họ phải lập tức hủy bỏ kế hoạch.
* Esumi Makiko vs. Ken-on
Tháng 3/2014, cựu người mẫu, diễn viên Esumi Makiko rời khỏi công ty quản lý Ken-on. Cuối năm đó, cô gián tiếp dính vào một vụ scandal do người quản lý lúc đó - vẫn còn làm việc với Ken-on - bị bắt quả tăng xịt sơn từ "ngu ngốc" và "thằng ngu" lên ngôi nhà mới xây của cựu ngôi sao bóng chày, diễn viên Nagashima Kazushige. Tạp chí lá cải đưa tin chính Esumi đã ra lệnh cho quản lý của mình ra tay phá hoại, nhưng sau đó có thông tin tiết lộ rằng cô không hề tham gia. Kết quả vụ scandal chỉ là dối trá và người quản lý cũ đã nói lời xin lỗi, nhưng thanh danh của cô đã bị ô uế và những tuyên bố ngoại tình sau đó của cô cũng hóa ra là giả. Esumi thông báo giải nghệ vào tháng 1 năm nay để suy ngẫm về bản thân và gia đình, nhưng nhiều khả năng đó là kết quả của việc cô không còn có thể hoạt động với nghề được nữa.
* Amuro Namie vs. Rising Production
Tháng 8/2014, bắt đầu nổi lên tin đồn rằng Namie sẽ rời khỏi Rising Production - công ty quản lý có tên cũ là Vision Factory, nơi cô bắt đầu sự nghiệp vào giữa thập niên 1990.
Vào tháng 7/2014, có tin cho biết giữa Namie và Rising Production xảy ra thù oán sau khi công ty nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Namie Amuro như một cách để ngăn chặn mọi nỗ lực tiếp tục sự nghiệp Namie và cô không còn cách nào khác ngoài việc cộng tác với họ. Cuối cùng đơn đề nghị này bị bác bỏ do Namie không chấp thuận.
Tháng 1/2015, Namie chính thức rời Rising Production và không lâu sau đó ký hợp đồng mới với nhãn Dimension Point của Avex. Sau đó có tiết lộ rằng cô đã thành lập công ty quản lý riêng của mình, stella88 - một trường hợp rất hiếm hoi khi một nghệ sĩ có khả năng ngay lập tức tiếp tục hoạt động sau khi rời khỏi công ty quản lý trước đó.
Kể từ đó có nhiều tin đồn về việc Namie không thể xuất hiện trên truyền hình, vì cô chỉ phát hành các sản phẩm âm nhạc và thực hiện các tour lưu diễn.
Nguồn: Arama Japan