Live-action Gintama lột tả được độ chất của nguyên tác
Với số lượng phát hành hơn 51 triệu bản in, Gintama có những tràng cười khoái, cảm xúc sâu lắng, những trận chiến và mọi thứ khác. Một tác phẩm khoa học viễn tưởng cổ trang siêu thực của Sorachi Hideaki, manga có một tiền đề kì quặc: Các chiến binh samurai từ những năm loạn lạc cho đến cuộc cải cách Minh Trị chiến đấu với người ngoài hành tinh xâm lược không gian.
Những người ngoài hành tinh đang nhanh chóng giành được quyền lực, đẩy các samurai vào tình thế suy vong. Một samurai tên Sakata Gintoki (do Oguri Shun thủ vai) đã từng chiến đấu chống lại quân xâm lược và được mệnh danh là "Bạch quỷ hung tàn". Nhưng nhân vật chính của chúng ta đã thay thế thanh kiếm thực sự của mình bằng thanh kiếm bằng gỗ và chuyển sang mở một cửa hàng bách hóa ở Edo (nay là Tokyo), sống một cuộc đời nhàn nhã với viên thư ký Shimura Shinpachi (Suda Masaki) và cô nàng đồng hành ăn bám Kagura (Hashimoto Kanna).
Một ngày nọ, Gintoki hay tin đồng đội cũ Katsura Kotaro (Okada Masaki) đã mất tích sau khi bị một tay kiếm tấn công. Để giải cứu Katsura, người hùng của chúng ta lại một lần nữa chuẩn bị chiến đấu.
Manga được nhiều độc giả quan tâm theo dõi bởi các nhân vật đa sắc màu cùng những màn tấu hài đỉnh-của-đỉnh.
Chẳng hạn như Gintoki, được miêu tả là một nhân vật táo bạo nhưng đồng thời cũng là một kẻ nhếch nhác nghiện đồ ngọt, trong khi Sinpachi rõ ràng là kiểu một otaku thảm hại vì đôi kính của cậu ta. Kagura thì không phải mẫu hình nữ chính thường thấy - cô ấy thậm chí còn ngoáy mũi rồi ném lung tung.
Nhiều nhân vật có tên tương tự các nhân vật lịch sử hay truyền kì từ giai đoạn tiền Minh Trị. Ví dụ, manga giới thiệu một nhóm gọi là Shinsengumi - tên của lực lượng cảnh sát samurai huyền thoại thời Mạc phủ. Tuy nhiên, phiên bản manga sử dụng một ký tự kanji khác cho "shin" và các thành viên của nhóm gồm một kẻ khỏa thân chuyên rình rập, một người nghiện mayonnaise và một tên thích những trò tàn ác hạng nặng.
Các nhân vật có những cuộc đối thoại hết sức hài hước, những trò đùa thô tục, và tương quan đến một nền văn hóa hiện đại hoàn toàn lạ lẫm với thời kỳ mà họ đang sống.
Trong manga có đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nhưng liệu thế giới đó có chuyển thể được thành phim live-action? Đạo diễn Yoichi Fukuda đã quyết định đương đầu với thử thách.
Cư dân mạng để ý rằng Gintama sử dụng cùng kiểu hài như Yuusha Yoshihiko - loạt phim truyền hình do Fukuda đạo diễn. Ban đầu anh coi manga là một tác phẩm đối thủ nhưng đã bị mê hoặc sau khi đọc nó.
"Tôi không muốn làm người hâm mộ thất vọng với bộ phim chuyển thể của Gintama", Fukuda nói. Để đảm bảo có được một bộ phim lột tả chính xác manga, ông đã mất gấp bốn lần thời gian bình thường để viết kịch bản.
"Tôi không muốn làm người hâm mộ thất vọng với bộ phim chuyển thể của Gintama", Fukuda nói. Để đảm bảo có được một bộ phim lột tả chính xác manga, anh đã mất gấp bốn lần thời gian bình thường để viết kịch bản.
Tác giả của Gintama cũng nhắc đến Yuusha Yoshihiko khi bình luận về việc chuyển thể bộ phim. "Tôi đã ghen tị đến mức hy vọng anh chàng này chết đi cho rồi," Sorachi ca ngợi Fukuda theo phong cách rất riêng của mình.
Fukuda tự do pha trộn những trò đùa của chính mình vào bộ phim chuyển thể, bao gồm cả nhại lại các chương trình truyền hình.
"Thật khó để thêm những trò hài hước vào một tác phẩm có sẵn, nhưng tôi tin rằng những câu chuyện cười của tôi sẽ rất hợp với Gintama", đạo diễn nói.
Tất nhiên, những trò hài hước không phải là điểm độc đáo duy nhất trong Gintama. Mỗi nhân vật đều có những quan niệm và giá trị độc nhất vô nhị, ngoài ra còn có một vài cảnh bi lụy, cũng như các chuỗi hành động kịch tính. Ví dụ như đoạn cao trào, Gintoki và đối thủ của mình, Takasugi Shinsuke (do thành viên Kinki Kids Domoto Tsuyoshi đóng) đánh nhau trên một phi thuyền lơ lửng trên bầu trời.
Fukuda quyết định sản xuất một bộ phim live-action khắc họa những câu chuyện tưởng chỉ có trong mơ, giống như anime hay manga đã mang đến cho chúng ta. Ví dụ, những hình ảnh do máy tính tạo ra được sử dụng làm nền trong nhiều cảnh ban đầu trông rất thật nhưng sau đó lại được thay đổi để trông có vẻ giả hoặc đậm chất nhân tạo.
"Tôi nghĩ rằng [những hình ảnh chân thực] làm cho các nhân vật khó mà nổi bật", Fukuda nói. "Vì vậy, tôi đã để nghị đội ngũ CGI làm cho chúng giống như 'Mary Poppins'. Tôi muốn 10 đến 20 phần trăm của bộ phim có những đặc trưng giống như anime."
Ngay cả trước khi diễn vai Gintoki cho bộ phim, chính Oguri đã "xuất hiện" trong manga - với vai Oguri Shunnosuke.
"Thật là lạ vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đóng vai Gintoki", nam diễn viên cho biết. "Tôi chỉ thể hiện nhân vật với tất cả nhưng gì mình có, giao phó lại chút hài hước cho đạo diễn. Bộ phim có cảm giác thoải mái, dễ chịu giống như nguyên tác. Chúng tôi đã làm một bộ phim kỳ lạ, tôi nghĩ thế."
Phiên bản điện ảnh có những trò hài mới
Khi được hỏi về quan điểm của bản thân về bộ phim chuyển thể manga của mình, Sorachi, người ít khi xuất hiện trước công chúng, đã thẳng thừng gọi đó là "kuso eiga", nghĩa là "phim hài nhảm". "Tôi không thể nâng tầm quá cao, vậy nên tôi không muốn nói nó chắc chắn là hài hước... ừ thì, nó thật sự buồn cười," anh thừa nhận.
Mô tả tác phẩm của mình như là một con tàu chìm, Sorachi nói, "Nếu có những người nói rằng họ vẫn muốn lên tàu và nếu họ là người làm phim, tôi rất muốn xem họ sản xuất một phiên bản khác của Gintama. Thậm chí nếu cuối cùng phim thảm bại."
Sorachi đã từ chối tất cả mọi yêu cầu chuyển thể tác phẩm của mình thành một bộ phim live-action, nhưng cuối cùng lần này anh cũng đồng ý, đề cao vai trò chỉ đạo của Fukuda trong dự án.
Theo lời đề nghị của một thành viên trong ekip của mình, Sorachi kể rằng anh đã xem Aoi Hono, một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ manga do Fukuda đạo diễn. "Sato Jiro trong phim rất tuyệt vời, vì vậy tôi muốn [bộ phim chuyển thể của manga tôi] có anh Sato, chứ không phải là đạo diễn", tác giả nói với kiểu đâm chọt điển hình, ám chỉ sự tin tưởng sâu sắc của ông với Fukuda.
Sorachi đã yêu cầu đạo diễn thêm vào những trò hài hước mới có thể phù hợp với bộ phim. Tác giả manga cho biết: "Xem những câu chuyện hài hước của chính mình trên màn ảnh cũng xấu hổ lắm".
Làm thế nào để tạo ra các nhân vật đầy cuốn hút với tính cách đặc biệt? "Trước tiên và trên hết, phải có có những trò khôi hài mà tôi muốn làm", anh nói. "Sau đó tôi nghĩ về một nhân vật có thể phù hợp với chúng. Vây là tự nhân vật đã có một cuộc đời của riêng mình."
Sorachi khiêm tốn mô tả manga của mình như thứ lỗi thời không còn gì hấp dẫn.
"Bạn không bao giờ chán nó vì tất cả mọi thứ đều xảy ra trong manga", anh nói. "Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì những trò đùa, bạn có thể trở nên nghiêm túc, và ngược lại. Tôi đã thực hiện nó đến mức này có lẽ bởi vì tôi thường xuyên chán nản mọi thứ."
Nguồn: the-japan-news