Hóng Với chính sách đẩy nhanh tiến trình vĩnh trú, Nhật Bản mong muốn xóa bỏ hình ảnh khép kín

Với chính sách đẩy nhanh tiến trình vĩnh trú, Nhật Bản mong muốn xóa bỏ hình ảnh khép kín

Đăng vào ngày trong Tin tức 724

Nhật Bản đang có những thay đổi về hệ thống để tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều lao động nước ngoài.

residency

Với mục tiêu thu hút thêm nhiều lao động có chuyên môn cao là người nước ngoài, Nhật Bản đã nới lỏng những điều kiện lưu trú cho mỗi cá nhân từ hồi tháng 4 năm ngoái. Trước thay đổi, người lao động có tay nghề không mang quốc tịch Nhật phải cư trú tại Nhật ít nhất 05 năm mới có thể đăng kí lưu trú, nhưng hiện nay chỉ cần 01 năm là đủ điều kiện. Với chính sách mới này, Nhật Bản đang cố gắng xóa bỏ hình ảnh khép kín, thu hút nhiều lao động lành nghề và giữ chân những người đang học tập và làm việc tại đây ở lại cống hiến và đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế. 

Một vài chuyên gia nhận định rằng sự tăng tốc quá trình này sẽ mang lại những tác động tích cực nhưng vẫn chưa thể nói trước được liệu nó có thể thay đổi được cục diện hay không. Họ cũng nói thêm rằng Nhật Bản còn nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó bao gồm việc giảm bớt rào cản ngôn ngữ, thay đổi các khí cạnh về văn hóa quản trị truyền thống - bao gồm hệ thống nhân sự dựa trên thâm niên làm việc - để tạo động lực cho những nhân tài nước ngoài tới học tập và làm việc tại Nhật Bản.

“Các quốc gia phát triển đang cạnh tranh để thu hút thêm nhiều người tài… và Nhật Bản không thể tụt lại phía sau,” Kurimoto Satoshi, Giám đốc bộ phận Hợp tác kĩ thuật của Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp cho hay.

Để duy trì nền kinh tế lạc quan, các công ty rất cần nhân sự là người nước ngoài trình độ cao, những người có thể đem đến quan điểm mới mẻ trong quản lý và phát triển sản xuất đồng thời có năng lực giúp mở rộng thị trường toàn cầu, Kurimoto nói. Ông cũng cho rằng đẩy nhanh tiến trình vĩnh trú sẽ giúp gia tăng số lượng nhân tài. "Chúng tôi mong rằng nó cũng sẽ giúp xóa bỏ hình ảnh một nước Nhật luôn khép kín".  

Kể từ năm 2012, Nhật Bản đã sử dụng hệ thống điểm cho những lao động nước ngoài chuyên môn cao. Số điểm được tính dựa trên lý lịch của mỗi cá nhân, bao gồm tuổi, thu nhập, trình độ tiếng Nhật và trình độ học vấn. Hệ thống này nhằm đưa ra quyền lợi ưu tiên cho những lao động có chuyên môn, bao gồm việc rút ngắn lộ trình xin vĩnh trú. Khi hệ thống này ra đời, những người đạt 70 điểm trở lên sẽ có thể đăng kí thường trú tại Nhật sau 5 năm. Thông thường, phải mất 10 năm mới đủ điều kiện đăng kí. Với việc bãi bỏ quy định này từ năm ngoái, thời gian cư trú tối thiểu đã giảm xuống còn 03 năm cho những người đạt từ 70 đến 79 điểm và 01 năm cho những người đạt trên 80 điểm.

Theo Sano Makoto, Giám đốc Công ty Acroseed chi nhánh Tokyo, công ty chuyên tư vấn tuyển dụng lao động nước ngoài và hỗ trợ đăng kí xin visa, số điểm 80 không hoàn toàn là một trở ngại quá lớn. Lao động nước ngoài làm việc tại các công ty lớn đã có khởi đầu tốt để đạt được ngưỡng đó. 

Kurimoto nói, Du học sinh tại Nhật Bản cũng có thể đạt được điểm số cao vì họ đã tốt nghiệp tại các học viện hay các  trường đại học Nhật Bản, nên hệ thống này sẽ khuyến khích họ ở lại làm việc. Từ tháng 6 năm ngoái, Bộ Tư pháp ước tính có khoảng 8,515 lao động có trình độ và chuyên môn cao đạt từ 70 điểm trở lên. Bộ cũng đặt mục tiêu tăng con số này lên gấp 3 lần lên 20,000 vào năm 2022.

“Khi tôi nói về vấn đề Nhật Bản sẽ rút ngắn thời gian trao thị thực lưu trú cho những lao động lành nghề, mọi người đều nghĩ 'nó rất tuyệt'” Hashimoto Katsuhiro, Giám đốc của Fourth Valley Concierge, công ty chuyên giới thiệu lao động nước ngoài với các công ty Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo nói. Nhưng ông cũng cho rằng không có nhiều người biết đến hệ thống mới này của Nhật Bản, và ông đang tích cực quảng bá nó tại những hội chợ việc làm quốc tế. Theo Hashimoto “(Người nước ngoài) vẫn còn giữ hình ảnh một nước Nhật không chấp nhận những lao động nước ngoài,” sẽ mất tầm 2 đến 3 năm để số lượng người lao động thuộc nhóm này này tăng lên. Dù trong vòng 10 năm trở lại đây, vị thế toàn cầu của Nhật Bản đã giảm sút do Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, đất nước mặt trời mọc vẫn là lựa chọn hàng đầu của những người nước ngoài, Hashimoto nói. 

Việc đẩy nhanh tiến trình cũng được xây dựng giúp giữ chân những người đang sinh sống tại Nhật và họ dường như cũng rất hoan nghênh sự thay đổi này. 

Sano của Acroseed cho hay: “Yêu cầu có được thị thực lưu trú từ những lao động nước ngoài đã tăng lên rõ rệt”. “Liệu rằng họ có thể lưu trú lâu dài hay không là điều rất quan trọng đối với những người ngoại quốc đang sinh sống tại Nhật… chính sách mới giúp điều này dễ dàng hơn, nên họ cũng có vẻ rất hào hứng.” Nhưng việc thay đổi chính sách có tạo điều kiện thuận lợi giúp nhiều người nước ngoài đến Nhật hay không,” Đó lại là một vấn đề khác,” Sano nói. Ông cũng cho rằng chủ yếu là do môi trường sống tại đây, cụ thể là rào cản về ngôn ngữ. “Rất nhiều người lo ngại về vấn đề rào cản ngôn ngữ. Họ thường e ngại và cho rằng rất khó sử dụng mỗi tiếng Anh tại đây,” 

Đây cũng là vấn đề của Peng Jenhui, 36, đến từ Đài Loan và đã làm việc tại Nhật từ năm 2010. Peng, hiện đang sống cùng vợ và con gái cũng là người Đài Loan, nói rằng có rất nhiều thủ tục, giấy tờ cần thiết cho cuộc sống tại đây chỉ được viết bằng tiếng Nhật, gây ra nhiều trở ngại cho người nước ngoài như anh. Peng, hiện đang là Giám đốc bộ phận phát triển kinh doanh của Fourth Valley Concierge chia sẻ “Tôi đã trải qua quá tình nộp đơn vào trường mẫu giáo cho con gái, nhưng toàn bộ hướng dẫn và các thủ tục liên quan tại các văn phòng thành phố đều được viết bằng tiếng Nhật." Dần dần, Nhật Bản cần tạo ra môi trường thuận lợi cho lao động ngoại quốc có thể sống tại đây một cách thoải mái hơn mà không cần thông thạo tiếng Nhật. Trong khi đó, Peng cũng rất hoanh nghênh chính sách đẩy nhanh tiến trình lưu trú mới. Anh và vợ đều có visa cao cấp của, và hiện vợ anh đang đăng kí xin thường trú. “Tôi nghĩ đây là là điều đáng mừng, vì Nhật Bản đang rất cần những lao động nước ngoài,” Peng nói. Peng và vợ muốn đăng kí thường trú để có sống tại Nhật lâu hơn vì họ thích hệ thống giáo dục mầm non cũng như các khía cạnh khác của cuộc sống nơi đây, ví dụ như không khí trong lành. 

Chính phủ cũng nhận thức được rằng cần có biện pháp để giải quyết vấn đề rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, theo Kurimoto của METI, Tổ chức ngoại thương Nhật Bản đang điều hành một website cho những người ngoại quốc và cung cấp cho họ những thông tin hữu ích để sống tại Nhật, như là cách tạo tài khoản ngân hàng và dịch vụ di động. Bộ Giáo dục cũng đang hỗ trợ cho những học sinh không nói được tiếng Nhật tại các trường học. 

Hashimoto của Fourth Valley nói rằng, hơn cả rào cản ngôn ngữ, một số truyền thống của Nhật thật sự không phù hợp với lao động nước ngoài.  “Hệ thống nhân sự truyền thống tại Nhật không phổ biến đối với họ… quy luật thâm niên không còn rõ ràng như trước nhưng ở một mức độ nào đó, nó vẫn tồn tại,” Một vài người nước ngoài đang tìm kiếm việc làm tại Nhật dã bày tỏ quan ngại về vấn đề này. 

Một sinh viên đại học 24 tuổi người Trung Quốc tại Tokyo, người đã học tập tại Nhật được 3 năm, đang có ý định sinh sống và làm việc tại đây cho hay, cô rất lo lắng về hệ thống phân cấp truyền thống tại các công ty Nhật Bản. Cô đã tham dự hội chợ việc làm cho du học sinh do Vein Global Inc. tổ chức hồi tháng trước. Cô cũng rất lo lắng về việc phải thích nghi với các cách cư xử trong công việc tại Nhật, ví dụ như cách cư xử trong các buổi tiệc rượu và giao tiếp lịch sự trong công việc. 

Hashimoto cho rằng việc thay đổi hoàn toàn hệ thống nhân sự chỉ vì một số lượng nhỏ người lao động là điều hết sức vô lý. Tuy nhiên, “Tôi nghĩ điều quan trọng là các công ty Nhật Bản nên điều chỉnh lại hệ thống cho phù hợp với lực lượng lao động đa dạng,” ông nói.  

Nguồn: Japanese Times

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."