Answerman - Vì sao nhiều live-action chuyển thể từ anime lại không được đánh giá cao?
Câu hỏi của Mitchell:
Tôi có nghe rằng live-action Fullmetal Alchemist không hay, và rõ ràng là theo tôi thấy cả Mỹ và Nhật Bản đều đang chật vật tạo làm ra những bộ live-action hay dựa trên anime/manga. Tôi biết rằng dòng phim siêu anh hùng dựa trên truyện tranh rất được lòng khán giả (nhờ có Marvel), vậy tại sao những phim tương tự dựa trên truyện tranh của Nhật lại hoàn toàn trái ngược? Ngoài ra, có series anime/manga nào mà bạn nghĩ có thể được làm thành một bộ phim hay? Nếu có, thì nó cần những gì?
Thứ nhất, tôi vẫn chưa xem live-action Fullmetal Alchemist nhưng phóng viên của chúng ta có vẻ thích nó. Nhưng để trả lời câu hỏi của bạn, đơn giản là, những yếu tố để làm nên một anime hay chưa chắc có thể áp dụng để làm một live-action. Người ta say mê anime và manga vì tính siêu thực của nó, những tòa nhà, những gu thẩm mỹ và cả những cốt truyện của nó. Hầu hết những thứ này đều rất khó giải thích và đưa vào một live-action một cách thuyết phục.
Các nhân vật anime và manga, đặc biệt là những nhân vật trong các phim hành động trẻ tuổi, thường không hành động như người bình thường. Điều này được chấp nhận trong các anime/manga (và cả light novel) vì bản chất của họ là một thế giới khác, những khả năng của họ được đẩy lên một tầm cao khác cao và không gian nơi họ sống hoàn toàn tách biệt với của chúng ta. Khi ra đọc truyện hay xem anime, bộ não không bắt buộc chúng phải nhìn nhận mọi thứ theo quy luật của thế giới thực tại.
Một số điều phi lý chúng ta dễ dàng bắt gặp tương tự một live-action và ngay lập tức chúng ta nhận ra chúng không đúng so với thực tế. Chúng ta thấy một chàng trai Nhật vào vai một thiếu niên phương Tây tên Edward và nói tiếng Nhật. Chúng ta thấy (có lẽ là vì kinh phí thấp) kỹ xảo và hiệu ứng hóa trang hoạt động. Chúng ta thấy nhịp phim và cách chọn kịch bản – các nhân vật nói quá nhiều hay xả một tràng độc thoại, điều thường thấy một bộ manga hay các series anime truyền hình, nhưng đối với một live-action thì nó có vẻ như thật phí thời gian.
Hai tiếng đồng hồ có vẻ như không đủ dài để xây dựng một thế giới fantasy tầm cỡ cả một series anime. Bất cứ phim chuyển thể nào đều buộc phải cắt ngắn vài cảnh hành động, đẩy nhanh tốc độ, hoặc dồn lại một lúc nhiều sự kiện. Tất cả những điều đó đều có tác động đến việc làm nên một bộ phim hay.
Làm việc trong môi trường studio, bạn sẽ phải cam kết làm ra một bộ phim “có thể bán được” và “có tính thị trường”. Và điều tồi tệ nhất sau cùng sẽ đến như trường hợp của Ghost in the Shell: một loạt những mảnh ghép rời rạc bị nhồi nhét trong cốt truyện trống rỗng.
Có lẽ vẫn có nhiều cách để chúng ta không bị “lạc trôi” ra khỏi cốt truyện. Có lẽ khi một dự án được đầu tư và trao cho tay một đạo diễn và đoàn làm phim tài năng thực hiện, một bộ phim chuyển thể thật hay sẽ ra đời, nếu nó được phép đi theo hướng riêng và được tự do trong sáng tạo. Điều này trước đây đã từng xảy ra với Speed Racer.
Vẫn có những anime/manga được chuyển thể tốt thành live-action. Guillermo del Toro đã từ bỏ sản xuất một live-action chuyển thể từ bộ Monster, vốn có thể là một tác phẩm hay. Tôi vẫn hy vọng Alita: Battle Angel có thể làm nên cơm cháo. Theo ý của tôi, anime/manga được chuyển thể tốt nhất là những bộ có thể được tóm lược nhưng vẫn dễ hiểu trong một live-action, như Heroic Legend of Arslan, Bunno Drop và House of Five Leaves. Nhưng chẳng ai muốn chuyển thể những bộ này vì chúng quá trần tục. Chúng không vĩ mô để thu hút sự chú ý đối với những người trong giới anime.
Truyện tranh Mỹ lại làm tốt mảng phim ảnh vì hầu hết các nhân vật và cốt truyện của họ đều tương đối đơn giản với đa số khán giả. Khác với chúng ta lấy bối cảnh ở nhiều nơi khác nhau, họ đa phần đều diễn ra tại nước Mỹ. Họ không dành nhiều thời gian để xây dựng thế giới, kiến tạo những vai diễn lớn hay những quy luật phức tạp. Nhưng quan trọng nhất, họ rất ít khi tạo nên một cốt truyện dài dòng, phức tạp như trong truyện tranh – các phim Marvel rất rất thoáng đối với những cốt truyện dài mà họ dựa trên. Họ cho phép mình làm theo cách riêng và thường đi theo một công thức điện ảnh rõ ràng vốn được áp dụng và thành công trong các bộ phim của mình.
Và cuối cùng, anime, manga và live-action truyền hình rất nhau ở hình thức. Những cách kể chuyện khác nhau được thực hiện trong từng phương pháp, và khi một phim cố bắt chước cách kê của một phim khác, hậu quả là nó sẽ trở nên gượng gạo và nhạt nhẽo. Làm ra một bộ phim hay là rất khó và cũng không dễ để nói rằng ý tưởng như thế không đem lại sự chắc chắn tuyệt đối. Nếu bộ phim ra mắt không đến nỗi tệ thì nó sẽ tách biệt ra khỏi cốt truyện gốc và trờ thành của riêng nó. Nhưng nói lúc nào cũng dễ hơn làm.
Nguồn: Anime News Network