CGV kêu gọi cuộc tổng tấn công chương trình khuyến mãi ngày Cá Tháng Tư
"Trang phục và văn hoá không hề phù hợp. Thật là một ý tưởng tệ !".
Công ty chiếu phim lớn thứ năm thế giới đã thông báo rằng họ sẽ giảm giá cho khách hàng mua vé tại chỗ bằng cách giả vờ nói tiếng Hàn hoặc mặc trang phục nước ngoài vào ngày Chủ nhật để tổ chức sự kiện ngày Cá Tháng Tư hằng năm.
Công ty đã đưa ra hướng dẫn mơ hồ thông qua trang web chính thức của công ty được sản xuất theo kiểu thời trang không liên quan với nhau khi đưa ra đặc điểm người dân tộc Đông Bắc Á với mái tóc dài màu vàng, ria mép và bắp chân, dấu chấm đỏ ở giữa trán cùng với khăn đội đầu.
Nhiều người lên tiếng rằng công ty sẽ không nhận ra được thứ ngôn ngữ tục tĩu khách hàng nói thậm chí sẽ có những người có suy nghĩ nông cạn như mặc đồ lót hoặc mang giày mua từ nước ngoài hay việc khách hàng nói bằng các thứ ngôn ngữ ngoài trái đất không ai hiểu được vẫn sẽ được chấp nhận.
Sau khi sự kiện này được công bố, nhiều người, đặc biệt trong cộng đồng người nước ngoài đã mạnh mẽ đả kích công ty trên các phương tiện truyền thông xã hội, lên án rằng rất có thể sự kiện này sẽ dẫn tới nạn phân biệt chủng tộc.
Ariel Campbell, một người Mỹ dạy tiếng Anh ở Bucheon, phía tây Seoul, đã viết một bài đăng trên Facebook của CGV khi nhìn thấy tin quảng cáo sự kiện này: "Có gì vui khi cố gắng trở thành một người nước ngoài? Nói được một ngoại ngữ là tốt nhưng ăn mặc như người nước ngoài là không cần thiết. Không phải ai cũng phù hợp với các bộ quần áo. Nền văn hoá cũng không phải là trang phục. Đây thực sự là một ý kiến tồi". Danny Jones, giáo sư tiếng Anh ở Busan, cũng bày tỏ sự dè dặt về sự kiện này, anh nói: "Không sao, chuyện này cho thấy sự đánh giá và ngưỡng mộ các nền văn hoá khác. Nhưng nếu nó dẫn đến sự nhạo báng hoặc rập khuôn, dĩ nhiên sẽ là sai".
Nhiều người Hàn Quốc cũng đưa ra những lo ngại về nhưng thông tin trên mạng xã hội. Yoo Jung-han, một sinh viên đại học sinh sống tại Seoul, lên tiếng trên trang cá nhân Twitter rằng: "Tôi thậm chí không thể hình dung được số lượng hành vi khuôn mẫu sẽ xuất hiện tạisự kiện này".
Người dùng Twitter tên @EngBreakfastTea đã viết đơn khiếu nại qua email gửi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của CJ CGV và chia sẻ phản hồi trực tuyến. Nhân viên CJ CGV đã hồi âm công nhận những quan ngại của người dùng nhưng đã yêu cầu khách hàng hãy hiểu đúng ý nghĩa về sự kiện đã lên kế hoạch với "ý định tốt".
Những người khác đã chỉ ra được cách thức tiếp thị, quảng cáo của CJ CGV không hề phù hợp với nhận thức ngày càng tăng về sự đa dạng và chính xác của chính sách và làm thế nào người dân của một chủng tộc hoặc một dân tộc không còn cần phải nhập quốc tịch ở hầu hết các quốc gia tiên tiến. Shin So-young nêu cảm nhận của mình trên Facebook: "Một người không phải là người châu Á thực tế có thể có quốc tịch Hàn Quốc. Người đó có thể xác định mình là người Hàn Quốc. Đây có phải một sai lầm trong việc tiếp thị quảng cáo không?".
Các miêu tả khó chịu của các chủng tộc và nền văn hoá khác, tuy nhiên là vô ý nhưng đã trở nên phổ biến trong văn hoá nhạc pop Hàn Quốc. Vào tháng 7 năm ngoái, MBC đã lên tiếng xin lỗi sau khi bị nhiều người chỉ trích vì đã xuyên tạc văn hóa Hồi giáo trong bộ phim Kẻ Tái Sinh.
SBS cũng nhận được sự phản đối kịch liệt cho một bộ phim hài kịch với một nữ diễn viên hài, người mà dường như mô tả nền văn hoá bộ lạc của người Phi châu một cách thô bạo. Một đại diện quan hệ công chúng tại CJ CGV cho biết kế hoạch của sự kiện này không bao giờ là nhằm mục đích gây ra chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. "Nếu mọi người cảm thấy như vậy thì công ty sẽ xem xét lại sự kiện. Nhưng đó không phải là ý định của chúng tôi", đại diện cho biết.
Chou186