Văn hóa Những thông tin bạn chẳng thể bỏ lỡ về Tết Trung thu của Nhật Bản

Những thông tin bạn chẳng thể bỏ lỡ về Tết Trung thu của Nhật Bản

Đăng vào ngày trong Tin tức 1183

Tết Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập sang Nhật Bản cách đây 1.000 năm. Lễ kỷ niệm của lễ hội thường diễn ra vào 15/8 âm lịch theo truyền thống Nhật Bản (dựa theo lịch Trung Quốc). Vào dịp này, phong tục chính của người Nhật là dâng lễ hiến tế cho mặt trăng và tổ chức ăn mừng thu hoạch vụ mùa.

Ở Nhật Bản, Tết Trung Thu (hay còn gọi là lễ hội Trung Thu) có tên là Tsukimi (月見) hoặc Otsukimi (nghĩa đen là "ngắm trăng").

Trước đây, Tết Trung Thu là một phần nằm trong hệ thống niềm tin cổ xưa của họ (Shinto), và nó chủ yếu thể hiện lòng biết ơn của người dân Nhật Bản đối với thần mặt trăng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới, tất cả những bí ẩn liên quan đến mặt trăng đã được giải đáp trong một thời gian dài. Tuy nhiên, mặt trăng tròn vành vạnh vào mùa thu vẫn gợi lên một cảm giác vui vẻ và kỳ diệu đối với người dân Nhật.

tsukimi

Các hoạt động mang tính truyền thống

Người Nhật có một lịch sử lâu dài về ngày Tết Trung Thu. Phong tục tôn thờ mặt trăng vẫn tiếp tục duy trì đến ngày hôm nay cùng với đó là một số truyền thống độc đáo ngày càng phát triển theo thời gian.

Trong suốt lễ hội, những người dân mặc quốc phục và mang cái hòm đến ngôi đền nơi họ sẽ thắp nhang cầu nguyện. Riêng trẻ em thì thu thập lau sậy để trang trí cửa ra vào, đó là một biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc.

1. Tôn thờ mặt trăng - Bày tỏ lòng biết ơn

Đó là một sự kiện truyền thống của người Nhật để bày tỏ lòng biết ơn cho việc thu hoạch vụ mùa. Cỏ Pampa của Nhật bản, những loại cây trồng và bánh trung thu (tsukimi dangos) được đặt trên một sân thượng nhỏ ở tầng trệt.

dango

Phong tục biết ơn mặt trăng trong suốt mùa lễ hội Trung Thu ở các khu vực đô thị phổ biến hơn ở các vùng nông thôn của Nhật Bản.

2. Trang trí mái nhà với cỏ Pampas - Một biểu tượng của mùa thu

Người Nhật thường trang trí nhà của họ bằng cỏ pampas Nhật Bản trước Lễ hội Trung thu.

Nó được coi là một phần thiết yếu của lễ hội và là biểu trưng cho sự xuất hiện của mùa thu trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Cỏ Pampas đã từng được sử dụng để người Nhật lợp mái nhà và làm thức ăn trong chăn nuôi. Cỏ Pampas cũng được xem là để ngăn chặn những suy nghĩ không tốt và nó thường được đặt trong một chiếc bình hoặc đặt trước cửa nhà của nông dân. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để dâng lên thần mặt trăng.

3. Đốt nhang - Để cầu nguyện cho hạnh phúc

Nơi tổ chức Lễ hội Trung thu ở Nhật Bản chủ yếu là đền thờ. Hầu hết mọi người sẽ mặc một bộ kimono truyền thống của dân tộc và đi đến một ngôi đền để dâng hương cùng với cả gia đình.

Hầu như mọi ngôi đền ở Nhật Bản sẽ tổ chức một buổi biểu diễn lớn, hát các bài hát và múa điệu truyền thống, ngoài ra ở một số đền thờ lớn còn có các cuộc diễu hành hoành tráng. Bạn có thể tìm thấy một màn trình diễn múa sư tử ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các khu phố Tàu ở Kobe và Yokohama.

yokohama

Lễ vật

Tết Trung thu ở Nhật Bản, bánh khoai môn và bánh khoai tây là những món ăn nhẹ phổ biến nhất, vì nguyên liệu tươi của họ được thu hoạch trước lễ hội. Hầu hết bánh khoai tây của Nhật Bản đều có dạng hình quả bóng, nhưng những cái từ Osaka có hình củ khoai môn.

1. Khoai môn (Dasheen)

dasheen

Vào thế kỷ 18, các lễ cúng được dâng lên mặt trăng và các vị thần bao gồm sato-imo luộc (khoai môn) và Otsukimi cũng được gọi là "mặt trăng khoai môn".

Một câu chuyện kể rằng, tại một bữa tiệc ngắm trăng (Otsukimi), một số cận thần không hứng thú với việc khoét một lỗ trong một củ khoai môn luộc với một chiếc đũa được chạm khắc từ một nhánh cây cỏ ba lá. Nhưng nhìn qua cái lỗ, họ vui mừng vì cảm giác rằng mặt trăng của họ là đẹp nhất.

2. Bánh bao gạo Nhật Bản (Tsukimi Dango)

dango

Một món ăn đặc biệt khác của đêm ngắm trăng là tsukimi dango (bánh bao gạo trắng Nhật Bản), là bánh bao tròn nhỏ chất đống theo hình kim tự tháp. Bánh bao gạo trắng chỉ có duy nhất ở Nhật Bản. Bánh được làm từ hạt dẻ, khoai môn, và các loại khác được bọc bên trong gạo nếp.

Trong quá khứ, những bánh bao này được làm tròn ở Tokyo, nhưng ở Kyoto chúng thường được làm theo hình dạng dài. Bánh bao gạo trắng có thể được phủ bằng kinako (bột đậu tương khô ngọt) hoặc bột đậu adzuki (bột đậu đỏ).

 

Nguồn: China Highlights
Dịch: Tâm Minh

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."