Chuyện kết hôn của sao nữ J-biz và vấn đề đám cưới chạy bầu
(Phim Nakimushi Pierrot no Kekkonshiki - Nguồn ảnh: Suurkiitos)
Gần đây chủ đề này đã gây nên nhiều tranh cãi sau thông báo kết hôn của Shida Mirai. Một bài báo trên J-CAST News đã nhắc đến hiện tượng này qua một số nghiên cứu về các sự kiện trước đây để giải thích việc nó trở thành một điều bình thường như thế nào và do đâu.
Khi Shida thông báo kết hôn vào ngày 14/09, các trang thông tin đều đồng loạt nghi vấn rằng liệu cô có đang mang thai hay không, họa chăng chỉ có cách viết là khác nhau:
Daily Sports: Shida không mang thai và sẽ tiếp tục làm việc
Sanspo: Vẫn chưa có kế hoạch cho đám cưới, Shida không mang thai và vẫn sẽ tiếp tục làm việc
Yomiuri Hochi: Hiện cô đang nghỉ ngơi nhưng vẫn sẽ trở lại làm việc trong tương lai
Nikkansports: Shida không mang thai và vẫn sẽ tiếp tục làm việc
Sponichi: Shida không mang thai và vẫn sẽ tiếp tục làm việc
Cụm từ "không mang thai" dường như đã trở thành một vấn đề thường gặp mỗi khi có thông báo kết hôn hoặc nếu không thì cặp đôi đó thực sự bị nghi ngờ làm đám cưới chạy bầu.
Mặc dù nhiều độc giả cũng rất tò mò liệu một cặp đôi chuẩn bị kết hôn có phải là vì có em bé hay không, nhưng cũng có một số người có cách nhìn khác. Ví dụ như, Wada Akiko đã chia sẻ trong chương trình Akko ni Omakase! ngày 29/07 rằng cô cảm thấy điều này là không cần thiết phải nhắc đến khi nói về cuộc hôn nhân của Miura Shohei và Kiritani Mirei. Cô cũng chia sẻ là Shida còn phải nói chuyện này chẳng khác gì một dạng của quấy rối tình dục đối với cô ấy.
Người viết bài báo này cũng đã tìm kiếm các bài báo trong quá khứ để xem ai là người đã khơi mào xu hướng này. Bài báo cũ nhất được tìm thấy có liên quan đến vấn đề này là từ năm 1998 khi nữ diễn viên Suzuki Anju kết hôn với một bác sĩ hơn cô 10 tuổi. Vào thời điểm đó, không một bên truyền thông nào đưa tin Suzuki từng hẹn hò bất kì một người đàn ông nào, cho nên có khá nhiều trang báo cho rằng cô làm đám cưới chạy bầu chỉ vì sự đột ngột của thông báo kết hôn này. Tuy nhiên, một bài báo vào ngày 07/06/1998 của Nikkansports từng viết rất rõ ràng rằng Suzuki không hề mang thai nhờ vậy mà có thể phủi sạch tất cả các tin đồn trong lúc đó.
Đầu những năm 2000, cụm từ "không mang thai” trở nên thường tình mỗi khi các nữ phát thanh viên truyền hình thông báo kết hôn. Họ sẽ tạm dừng công việc và các chương trình truyền hình nếu như họ thật sự mang thai, cho nên vấn đề này dường như trở nên "cần được thông báo" nếu như họ nghỉ việc sớm.
Tuy nhiên tình hình lại bắt đầu thay đổi từ khoảng năm 2003 khi cụm từ này càng trở nên phổ biến trong giới nghệ sĩ, từ khi Esumi Makiko kết hôn năm 2003. Một bài báo của Nikkansports vào ngày 28/01/2003 cũng viết rằng Esumi không mang thai, cô sẽ xuất hiện trong một bộ phim truyền hình mùa xuân trong năm đó và đám cưới dự kiến sẽ được tổ chức vào mùa thu.
Đến năm 2005, các tờ nhật báo cũng bắt đầu sử dụng cụm từ này giống như các trang báo giải trí đã làm. Năm 2007, tuyên bố "không mang thai" trở thành một tiêu chuẩn trong giới nhà báo.
Xu hướng xã hội thay đổi từ những năm 2000 dường như cũng góp phần vào độ phổ biến của cụm từ này. Trong quá khứ, việc các idol hẹn hò bị xem như là bê bối và bất kì điều gì liên quan đến chuyện tình cảm của họ cũng bị xem như một vết nhơ có thể hủy hoại cả cuộc đời nghệ sĩ. Chính vì như thế nên cánh nhà báo rất hứng thú với những ai có khả năng làm đám cưới chạy bầu.
Tuy nhiên trong 20 năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi với những hành vi “phản xã hội” như ngoại tình hay sử dụng chất kích thích ngày càng phổ biến trong giới giải trí. Vấn đề này nhiều ít cũng khiến mọi người càng dễ chấp nhận việc hẹn hò và “ăn cơm trước kẻng” hơn bởi vì việc này “nhẹ nhàng hơn” là việc nghệ sĩ bị bắt vì vi phạm pháp luật. Vì thế một đám cưới chạy bầu có thể là bê bối trong quá khứ nhưng bây giờ việc “nói sai sự thật” trở thành xu hướng để cụ thể hóa rằng một nữ nghệ sĩ không hề mang thai. Và cụm từ để chỉ một đám cưới chạy bầu cũng thay đổi từできちゃった婚 (dekichatta-kon) thành 授かり婚 (sazukari-kon) để mang ý nghĩa tích cực hơn. Trên thực tế, các thống kê đã chỉ ra rằng khoảng một phần tư các cuộc hôn nhân ở Nhật Bản từ năm 2000 là để chạy bầu nên điều này cũng phần nào thay đổi tư duy của mọi người.
Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng “chạy bầu” không còn phù hợp trong kỉ nguyên này nữa nhất là khi ngày càng có nhiều dạng thiết lập mối quan hệ và kết hôn không phải là lựa chọn duy nhất của các cặp đôi. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cụm từ này giống như là một sự xúc phạm với những người không thể có con như các cặp đôi LGBT và những ai gặp khó khăn trong việc sinh nở.
Quan trọng nhất là, các nghệ sĩ cũng có sự riêng tư nên họ có quyền không thông báo về vấn đề này nếu như họ không muốn.
Nguồn: Dorama World