Văn hóa Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái ABCD

Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái ABCD

Đăng vào ngày trong Tin tức 1702

Các rạp chiếu phim cũ từng có những câu chuyện kinh hoàng của chúng. Ghế bị nhiễm khuẩn, vải bị nhơ nhuốc, nhà vệ sinh bẩn hoặc những câu chuyện ma... Nhưng bất kể thời đại nào, các rạp chiếu phim vẫn khá được người Singapore ưa chuộng vì tính cuồng phim ảnh của họ.

Rạp chiếu phim Arcadia, đường East Coast (những năm 1920)

alhambra

Arcadia Cinema là một trong những rạp chiếu phim đầu tiên ở Singapore, được mở bởi chủ sở hữu Wee Teow Beng. Nó được đặt tại cung đường East Coast, rạp chủ yếu chiếu các bộ phim nói tiếng Anh nhằm phục vụ cho tầng lớp thượng lưu sống quanh Tanjong Katong.

Nhà hát Alhambra, đường Beach (1907- những năm1960)

Khai trương vào năm 1907 bởi công ty tiên phong trong ngành công nghiệp điện ảnh Tan Cheng Kee tại ngã ba đường Beach và Middle, nhà hát Alhambra (Tân Ngu Nhạc Hí Viện) được xây gần biển, nhiều thập kỷ sau thì khu đất này bị cải tạo và bờ biển được nới rộng ra 500m. Vị trí sau đó được biết đến như là đường biển hoặc là bờ biển, nơi người ta có thể nghe thấy những con sóng vỗ vào các bức tường của rạp chiếu phim khi thủy triều dâng cao.

Nhà hát Alhambra được anh em nhà Shaw mua lại vào những năm 1930 và trở thành rạp chiếu phim đầu tiên của Singapore được lắp máy lạnh hoàn chỉnh. Trong những năm 50, rạp chiếu phim được đổi tên thành New Alhambra. Tên của nó đã được thay đổi một lần nữa thành nhà hát Gala sau khi được mua lại bởi tập đoàn Cathay và được làm mới lại. Ánh hào quang của rạp hát đã hồi sinh khi Satay Club đặt gần tòa nhà, thu hút đám đông đến từ khắp mọi nơi trên đất nước Singapore.

Nhà hát Alhambra và Marlborough sau đó bị phá hủy và được thay thế bởi Shaw Towers vào năm 1970 (xem phần nhà hát Jade và nhà hát Prince).

Rạp chiếu phim Ang Mo Kio, trung tâm Ang Mo Kio (những năm 1980)

angmo

Là một trong bốn rạp chiếu phim tại trung tâm Ang Mo Kio, rạp chiếu phim Ang Mo Kio (Hoành Mậu Kiều Hí Viện) là rạp nhỏ nhất trong số tất cả và cũng là rạp ngừng hoạt động sớm nhất. Sau khi bị đóng cửa vào giữa thập niên 80, tòa nhà đã được chuyển đổi thành Big Mac Center như cách nó được gọi ngày nay.

Rạp chiếu phim Bedok, trung tâm thị trấn Bedok (1980-2006)

Rạp chiếu phim Bedok (Bắc Đẩu Hí Viện) thuộc sở hữu của Cathay, nằm bên cạnh nhà hát Changi tại trung tâm thị trấn Bedok, được sử dụng để chiếu phim Trung Quốc và Anh Quốc trong thập niên 80 và đầu những năm 90. Nó được khai trương vào tháng 2 năm 1080, trong ngày ra mắt, rạp đã chiếu bộ phim Murder Most Foul của Richard Ng - diễn viên người Hồng Kông. Rạp chiếu phim đã được chuyển đổi thành Bedok 1 và Bedok 2 vào năm 1990, sau đó nó được Golden Village thuê  tạm thời.

Một nhà điều hành độc lập đã tiếp quản rạp vào năm 1996, chuyên về phim nói tiếng Hindi và Tamil (Ngôn ngữ có nguồn gốc từ Ấn Độ) cho đến khi rạp bị đóng cửa sau một thập kỷ hoạt động. Cùng với nhà hát Changi của anh em nhà Shaw, nó đã bị phá hủy và Bedok Point đang thay thế vị trí của nó.

Đã từng có bốn rạp chiếu phim tại trung tâm thị trấn Bedok, cụ thể là Bedok, Changi, Liwagu và Princess/Rajah. Cả bốn rạp đó đã ngừng hoạt động vào cuối những năm 2000.

Rạp chiếu phim Broadway, trung tâm Ang Mo Kio (những năm 1980 - cuối những năm 1990)

Rạp chiếu phim Broadway (Bách Nhạc Hối Hí Viện) được đặt ở vị trí chiến lược bên cạnh trung tâm bán hàng rong nổi tiếng của trung tâm Ang Mo Kio vào những năm chín mươi. Được trang bị với hai hội trường, nó được điều hành bởi tập đoàn Cathay, sau đó được tiếp quản bởi Golden Village trong thời gian khá ngắn.

Tòa nhà được bán với giá 9 triệu đô la vào năm 2000 và hiện được gọi là Broadway Plaza.

Rạp chiếu phim (cũ) Cathay, đường Handy (1936-2000)

Rạp chiếu phim Cathay (Quốc Thái Hí Viện), với khách sạn Cathay, là một tòa nhà chọc trời đầu tiên của Singapore và là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á khi nó được khai trương vào năm 1936. Hơn 1000 khán giả trung thành đến xem phim, rạp chiếu phim đầu tiên của Singapore có máy điều hoa, “The Four Feathers” là bộ phim được công chiếu đầu tiên.

Do Chiến tranh thế giới thứ hai, Cathay Cinema đã đóng cửa vào năm 1942 và trở thành trạm xá chữ thập đỏ để đối phó với số lượng người thương tích và thương vong ngày càng tăng.

Người Nhật đã chiếm đóng rạp chiếu phim Cathay trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh, kiểm soát các hoạt động truyền tin của nó. Những người lính Nhật nổi tiếng sẽ trưng bày đầu của những nạn nhân bên ngoài tòa nhà, được mắc trên những cây sào, nhằm mục đích đè bẹp tinh thần chiến đấu của người dân địa phương.

Sau chiến tranh, rạp chiếu phim Cathay mở cửa trở lại với bộ phim chiến tranh đầu tiên “Chiến thắng Tunisia”, nhưng mãi đến năm 1948, tòa nhà mới được tập đoàn Cathay sở hữu.

Vài thập kỷ sau, tập đoàn Cathay đã mở rộng tòa nhà và bổ sung thêm nhà hàng Cathay, khách sạn Cathay và căn hộ cao cấp Cathay. Năm 1990, Cathay đã khai trương rạp chiếu phim đầu tiên của Singapore, The Picturehouse, trong khuôn viên của mình. Những tấm màn cuối cùng của rạp chiếu phim Cathay rơi vào năm 2000 khi tòa nhà được tái phát triển thành cụm 3 rạp chiếu phim hiện đại. Nó cuối cùng đã mở cửa trở lại vào năm 2006 với tên gọi The Cathay.

Nhà hát Capitol, đường Stamford (1929-1998)

capitol

Rạp chiếu phim hàng đầu ở Singapore trong thời gian đầu, nhà hát Capitol (Thủ Đô Hí Viện) theo phong cách Tân cổ điển được xây dựng vào năm 1929 và chủ yếu phục vụ cho những người hâm mộ phim tiếng Anh. Người Nhật chiếm đóng tòa nhà trong Thế chiến thứ hai, sử dụng nó như một phương tiện truyền thông để tuyên truyền tin tức của họ. Nó đã được đổi tên thành Kyo-Ei Gekijo khi phim Nhật được công chiếu.

Sau chiến tranh, tập đoàn Shaw đã mua lại căn cứ và nó được biết đến với tên gọi Shaw Building cho đến năm 1989. Những bức màn showbiz gần 70 năm đã bị vén lại vào năm 1998 khi bộ phim cuối được công chiếu tại nhà hát Capitol.

Cả nhà hát Capitol và tòa nhà Capitol đều được bảo tồn vào tháng 7 năm 2007.

Rạp chiếu phim Central, Jalan Eunos (những năm 1950 - 1970)

Một rạp chiếu phim nhỏ mang tên Central đã từng nằm dọc theo Jalan Eunos giữa những năm 50 và 70.

Rạp chiếu phim Changi, đường New Upper Changi (những năm 1940 - 1970)

Các bạn đừng nhầm lẫn với nhà hát Changi ở Bedok vào những năm 80 và 90, rạp chiếu phim Changi cũ xưa này đã có lịch sử ở những năm 1940. Tọa lạc tại mốc 14-1/2 của đường Changi, rạp chiếu phim này đã nhiều lần thay đổi chủ sở hữu.

Nhà hát Changi, trung tâm Thị trấn Bedok (đầu những năm 1980 - 2000)

Một trong bốn rạp chiếu phim ở trung tâm Bedok, nhà hát Changi ba màn hình (Chương Nghi Hí Viện) đã từng đứng cạnh rạp chiếu phim Bedok, nằm đối diện đường New Upper Changi.

Thuộc sở hữu của tập đoàn Shaw, nhà hát Changi bắt đầu hoạt động như một rạp chiếu phim với một màn hình duy nhất, trước khi được chuyển đổi thành ba sảnh lớn. Đây là rạp có 3 tầng đầu tiên của Singapore, được xây dựng với chi phí 2,5 triệu đô la và được trang bị tổng cộng 1150 chỗ ngồi.

Tuy nhiên, do những hạn chế về không gian, hội trường nhỏ và chật chội. Đến cuối những năm 90, nhà hát Changi gặp khó khăn và cuối cùng phải đóng cửa vào năm 2000 do dịch vụ nghèo nàn.

Vào cuối những năm 2000, cùng với rạp Bedok, tòa nhà đã bị phá hủy và được thay thế bởi trung tâm mua sắm Bedok Point.

Rạp chiếu phim Chinatown, đường New Bridge (những năm 1990)

Vào tháng 11 năm 1990, tập đoàn Shaw đã khai trương hai rạp chiếu phim 1 và 2 (Đường Thành Hí Viện) tại Chinatown Point, với chi phí lên đến 2 triệu đô la.

Rạp chiếu phim Ciros, đường Telok Blangah (những năm 1970 - đầu những năm 1980)

Một rạp chiếu phim nhỏ nằm dọc theo đường Telok Blangah, chủ yếu chiếu phim Hindi, rạp Ciros (Tiên Nhạc Hí Viện) thuộc sở hữu của tập đoàn Shaw đã được cho thuê làm nhà nguyện của cộng đồng người Tin Lành vào năm 1983. Tòa nhà sau đó bị phá hủy và được thay thế bởi nhà thờ Giám Lý Grace từ tháng 4 năm 1998.

Nhà hát Clementi/Commonwealth, trung tâm thành phố Clementi (1980)

Nằm ở một vị trí đắc địa phía trước Commonwealth Avenue West và ga tàu điện ngầm Clementi, nhà hát Clementi/Commonwealth (Kim Văn Thái/Liên Bang Hí Viện) đã thu hút được một lượng lớn khán giả đến xem trong suốt thập niên 80.

Những năm cuối cùng của thập niên 80, nó phải đối mặt với sự cạnh tranh từ rạp chiếu phim Empress gần đó thuộc sở hữu của Eng Wah. Sau khi bị đóng cửa, tòa nhà trở thành thiên đường karaoke Party World trước khi chuyển sang một trung tâm mua sắm nhỏ gọi là CityVibe.

Nhà hát Dalit, trung tâm thị trấn Bukit Merah (1981 - cuối những năm 1990)

Nhà hát Dalit (Đạt Lợi Hí Viện) và nhà hát Regal là hai rạp chiếu phim duy nhất tại trung tâm Bukit Merah; cả hai đều đối mặt với sự náo nhiệt tại Jalan Bukit Merah. Trong khi nhà hát Regal chiếu chủ yếu các bộ phim Trung Quốc, thì Dalit lại chuyên về phim Tamil.

Dalit đã nhận được giấy phép giải trí công cộng đầu tiên vào năm 1981. Tòa nhà được tân trang lại vào năm 1998 để được sử dụng làm nhà hát cho tổ chức từ thiện Cơ Đốc Nhân phi lợi nhuận - Dịch vụ cộng đồng TOUCH.

Rạp chiếu phim Da Dong Ya, đường Upper Bukit Timah (1942-1946)

Vào thời gian đầu khi bị Nhật Bản chiếm đóng (1942-1945), hai doanh nhân Hokchia của họ Yuan và Yan đã được chính quyền Nhật Bản chấp thuận để thành lập một công viên giải trí tại cột thứ 7 của đường Upper Bukit Timah. Cái tên được đặt, không may thay đó là Da Dong Ya (Đại Đông Á) hay còn gọi là Đông Á sau tuyên bố tuyên truyền của Nhật Bản về việc chiếm được Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.

Rạp chiếu phim ngoài trời tại công viên giải trí Da Dong Ya chủ yếu chiếu các bộ phim tuyên truyền của Nhật Bản hoặc các bộ phim Trung Quốc cổ trang. Người dân địa phương sống gần đó và lính Nhật bảo trợ công viên với 20 xu tiền chuối như lệ phí vào cổng (Tờ tiền đô la Sing thời Nhật Bản chiếm đóng có hình cây chuối). Sau chiến tranh, độ nổi tiếng của công viên bị dập tắt và sớm bị thay thế bằng việc xây dựng khu chợ Beauty World vào năm 1947.

Nhà hát Diamond, đường North Bridge (1947-1977)

Nhà hát Diamond là một trong năm rạp chiếu phim nằm quanh đường North Bridge giữa những năm 50 và 70; bốn rạp còn lại là Royal, Capitol, Odeon và Jubilee.

Giống như nhà hát Royal, nhà hát Diamond chuyên về phim Tamil. Đây là một liên doanh trị giá 250.000 đô la giữa nhà kim hoàn người Ấn Độ Kassim Mohamed Oli Mohamed (mất năm 1988) và người sáng lập tập đoàn Cathay là Loke Wan Tho (1915-1964).

Vào những năm 50, nhà hát Diamond bị đe dọa bởi những cuộc hỏa hoạn, tiêu hao cả trăm ngàn đô la để sửa chữa và phục hồi. Bị đánh bại bởi các rạp chiếu phim khác vào giữa những năm 70, nhà hát Diamond cuối cùng đã đi đến hồi kết vào tháng 11 năm 1977, sau ba thập kỷ hoạt động. Khu vực bị chiếm đóng do chính phủ mua lại, và tòa nhà đã bị phá hủy hai năm sau đó để xây dựng trung tâm tái định cư Blanco Court.

Nguồn: remembersingapore
Dịch: Haba

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."