Văn hóa Omiai: Về những cuộc hôn nhân sắp đặt ở Nhật Bản

Omiai: Về những cuộc hôn nhân sắp đặt ở Nhật Bản

Đăng vào ngày trong Tin tức 1920

Với nhiều người trẻ, hẳn cái thời hôn nhân sắp đặt bởi cha mẹ kiểu "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" chỉ còn là dĩ vãng hoặc tồn tại trên phim ảnh. Nhưng nét văn hóa ấy vẫn còn âm thầm len lỏi trong những quốc gia lâu đời, như ở Nhật Bản dưới tên gọi Omiai.

rings
(c) fotolia

Hôn nhân sắp đặt là một thực tế vừa gây tranh cãi vừa là một chức năng xã hội có ý nghĩa lịch sử. Chỉ cách đây không lâu thôi, hôn nhân sắp đặt rất phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Hôn nhân từng là lời kí kết cho bản hợp đồng về lợi ích của hai bên gia đình, vốn phổ biến và được mong đợi giữa tất cả các tầng lớp và văn hóa.

Các cuộc hôn nhân cho đến khoảng thế kỷ 18 thường được tổ chức bởi các thành viên trong gia đình, và các cuộc đàm phán khác nhau đã diễn ra liên quan đến tài chính, sự phù hợp và các nghĩa vụ khác nhau. Quá trình hôn nhân sắp đặt đã khác nhau ở những nơi và thời đại khác nhau trên thế giới. Đôi khi cặp đôi được phép gặp nhau trước, đấy là điều may mắn, nhưng cũng có lúc chỉ là qua một bức chân dung!

Ngày nay, ở một số nơi trên thế giới, hôn nhân sắp đặt vẫn là một lẽ bình thường. Còn với hầu hết các quốc gia tân tiến, sự cưỡng ép này đã phai nhạt vì cách tiếp cận tự do hơn đối với hôn nhân và các mối quan hệ, nhưng ở các nước như Ấn Độ, Pakistan và các khu vực bộ lạc ở Nam Mỹ, một hôn sự đã được cân nhắc và sắp xếp vẫn là tiêu chuẩn.

Takane to Hana
Takane to Hana - (c) FOD

Khi nói đến Nhật Bản, có một lịch sử lâu dài về hôn nhân sắp đặt omiai, mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhật Bản đã thay đổi quan điểm của mình và hiện nay nhiều người đang chọn những người bạn đời mà họ biết và yêu mến, nhưng ước tính có khoảng 5% đến 6% người Nhật vẫn đi theo con đường hôn nhân được sắp xếp và lựa chọn chọn bạn đời cho họ.

Những người này là ai? Tại sao họ chọn cho phép một nhà môi giới hôn nhân tìm cho họ một người bạn đời? Hãy cùng nhìn vào truyền thống này vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản cho đến ngày nay.

Xem mắt

xem mắt
(c) fotolia

Nhật Bản xưa nay đã có một quan điểm nghiêm ngặt về hôn nhân. Tất nhiên hầu hết các quốc gia đều từng như thế. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, khi quan điểm vẫn tồn tại và tồn tại đến ngày nay, ví dụ, theo truyền thống, độ tuổi mà mọi người dự kiến ​​sẽ kết hôn ở Nhật Bản là 25 đối với nữ và 30 đối với nam.

Phụ nữ chưa kết hôn ở tuổi 25 thường bị coi thường và chê là gái “ế”. Đôi khi họ bị giễu cợt ví là “bánh giáng sinh”, nghĩa là “sau ngày 25 (ở đây là tuổi thứ 25) mà vẫn chưa bán được”. Đó là một áp lực văn hóa và xã hội thực sự khi kết hôn ở tuổi 25 hoặc đối mặt với việc không bao giờ kết hôn.

Ngày nay, độ tuổi kết hôn trung bình tăng dần lên 29 đối với nữ và 31 đối với nam và phụ nữ chưa kết hôn có thể sống cuộc sống của họ mà không còn gặp nhiều rắc rối. Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội vẫn đòi hỏi phải kết hôn trước khi có con và chuyển đến sống chung với bạn đời, tạo áp lực xã hội rất lớn đối với những người ở độ tuổi mấp mé 30.

Thậm chí các công ty ở Nhật Bản có tư tưởng ưa tuyển dụng những người đàn ông đã có gia đình hơn là người độc thân (có thể vì gánh nặng tài chính buộc họ vẫn phải kiên trì làm việc tại công ty ngay cả khi điều kiện công việc không thuận lợi).

Vậy phải làm gì khi chưa tìm được ý trung nhân, dù tuổi hàng ba (thậm chí hàng bốn) đã đến gần, và bạn không muốn sống đơn độc đến cuối đời? Giải pháp của bạn chính là mối mai omiai bởi các công ty hoặc muốn gần gũi hơn thì bởi người thân của bạn.

Theo nghĩa đen, omiai có nghĩa là “xem mắt”, cụ thể là: bạn gặp nhau, xem anh ấy / cô ấy và bạn có hợp nhau không, và nếu câu trả lời là tích cực thì bạn sẽ tiến tới hôn nhân, thường là sau vài tháng gặp mặt. Trong lịch sử, omiai là một vấn đề khá chính thức và thường được tổ chức bởi các thành viên trong gia đình.

Ngày nay, có một phương thức mai mối nghe gần gũi hơn là những cuộc hẹn hò giấu mặt, hẹn hò đôi với hai nhóm bạn và những buổi hẹn tối thoải mái để xem hai bên có hợp cạ nhau không. Cũng không quá khác biệt so với các trang web hoặc ứng dụng hẹn hò phương Tây như Tinder.

Quy trình mai mối

xem mắt
(c) fotolia

Khi bạn đăng ký tại một cơ quan sắp xếp omiai, điều đầu tiên bạn sẽ làm là khai lý lịch của chính mình và tự chọn những điều kiện của mình trên danh mục của cơ quan. Đôi khi điều này được thực hiện bởi người thân, và trong trường hợp đó, hồ sơ (thường) được lưu hành giữa các bà mẹ. Các bà mẹ Nhật thường có xu hướng tham gia vào chuyện cưới xin nhiều nhất có thể, mặc dù tôi nghi ngờ điều này khá phổ biến ở mọi nơi!

Khi có một đôi nào khớp nhau về yêu cầu và điều kiện, một cuộc gặp gỡ ngắn sẽ được sắp xếp. Các đối tượng chắc chắn sẽ cảm thấy lo lắng nên thường đi cùng với mẹ và cha của họ trong cuộc họp đầu tiên này, vì ở Nhật Bản, điều quan trọng không chỉ là phù hợp với người bạn đời tiềm năng, mà còn với gia đình của họ. Rốt cuộc, cuối cùng bạn có thể sống với họ khi bố mẹ chồng bạn già đi.

Sau cuộc họp đầu tiên, dù thường không nhiều hơn việc trao đổi thông tin cơ bản và những cuộc trò chuyện nhỏ, đương sự sẽ phải quyết định có đi tiếp hay không. Nếu thuận lợi, chỉ một vài ngày nữa một cuộc hẹn được thiết lập để đôi bên có cơ hội tìm hiểu nhau. Sau đó, cặp đôi sẽ kết lương duyên trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau lần gặp đầu tiên.

Tìm hiểu nhau trong thời gian ngắn ngủi này hẳn rất xa lạ với mọi người ngày nay. Một trong những lý do những cuộc hẹn hò cho hôn sự sắp xếp này đang ít đi là vì chi phí mai mối rất tốn kém.

Zenkoku Nakodo Rengokai là tên của Hiệp hội mai mối quốc gia tại Nhật Bản và vốn có xu hướng tuân theo các quy tắc truyền thống. Hiệp hội đưa ra lời khuyên cho khách hàng về cách thu hút các đối tác tiềm năng và làm việc với khách hàng để chọn danh sách những người mà họ có thể muốn gặp.

Hạnh phúc mãi mãi về sau?

xem mắt
(c) fotolia

Đối với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, điều đầu tiên họ thường tự hỏi là: những người này có hạnh phúc không? Có phải tỷ lệ ly hôn sẽ rất cao trong số các cặp vợ chồng đã tìm thấy nhau theo cách này? Câu trả lời là 'Không'. Tỷ lệ ly hôn cho các cuộc hôn nhân omiai thực sự thấp hơn một chút so với các cuộc hôn nhân tình yêu. Đáng ngạc nhiên phải không?

Nó thực sự không quá xa vời trong một xã hội như Nhật Bản, nơi tình yêu được xem là thứ gì đó có thể cảm thấy mạnh mẽ, nhưng cũng không ổn định và có thể thoáng qua. Vậy thì tại sao lại neo bám một điều quan trọng về nhiều mặt, cụ thể như về kinh tế như hôn nhân trên một cảm xúc bất ổn như vậy?

Còn bạn nghĩ sao? Kiểu mai mối này có thể diễn ra ở những nơi như Mỹ hay Châu Âu, những thành trì của hôn nhân tình yêu? Nó có thể diễn ra tốt hơn so với các cuộc gặp gỡ trực tuyến thông thường và buổi hẹn hò tại các bữa tiệc? Tôi đoán cuối cùng nó chỉ phụ thuộc vào từng người, và những gì một cá nhân coi trọng nhất khi ở bên đối tác.

Dù bằng cách nào, miễn là hai người có thể sống hòa thuận với nhau và hôn nhân không bị ép buộc hay gây ra quá nhiều căng thẳng, hẳn cũng không có hại gì đâu nhỉ!

Nguồn: Japan Info

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."