Truy tìm tiêu chuẩn về gương mặt gia vị của mỹ nam Nhật
Những năm gần đây, nếu bạn có dịp ghé hiệu sách ở Nhật, đứng cạnh các kệ tạp chí mà ảnh bìa là những anh chàng đẹp trai, thể nào bạn cũng sẽ nghe các cô gái bàn tán về “khuôn mặt muối”. Nghe có vẻ như đang xúc phạm nhan sắc của các chàng ấy nhỉ? Cái gì mà shio-gao, cái gì mà khuôn mặt muối? Họ đang nói về... khuôn mặt làm ra muối? Khuôn mặt có hương vị giống như biển? Làm thế nào biết khuôn mặt có mùi vị như vậy?
Dĩ nhiên chị em gái không đề cập về những điều ấy, mà họ muốn nói đến loại khuôn mặt của nam giới phổ biến nhất ở Nhật. Từ shio-gao lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012 trên số báo đặc biệt của một tạp chí thời trang dành cho nữ giới, và giờ thì nó đã trở thành một từ vựng tiếng Nhật, giống với trường hợp GATO ở Việt Nam ấy.
Phả hệ của “khuôn mặt muối”
Vậy rốt cục thì khuôn mặt muối là thế nào đây? Theo định nghĩa trên tạp chí, thì người sở hữu khuôn mặt muối phải có ba đặc điểm: kiểu tóc nhìn sơ thì có vẻ nhếch nhác nhưng thực ra anh chàng đã phải chải chuốt rất lâu cũng như mái tóc rất sạch sẽ; đôi mắt hito-e (mắt một mí tươi tắn) hoặc oku-butae (mắt to tròn hơn); và khuôn mặt có đường nét sắc sảo. Tóm lại, khuôn mặt muối ám chỉ một khuôn mặt thanh lịch, đơn giản. Ngoài ra, người đàn ông mang bộ mặt muối còn phải để lại nét tổng thể trông dịu dàng nữ tính nhưng vẫn có những bộ phận cơ thể nam tính, như khung mặt mỏng; da trắng; trái khế tinh tế-nhưng-nổi bật; và bàn tay gồ ghề. Trông các chàng sẽ trí thức hơn với cặp kính trên mặt và am tường về các nét đẹp văn hóa.
Rất nhiều diễn viên nổi tiếng của Nhật sở hữu các tiêu chuẩn này, điển hình là nam diễn viên Sakaguchi Kentaro.
Chúng ta cùng xem qua một đại diện shio-gao quen thuộc, Sakaguchi Kentaro trên Mens 'Non-no, và một cái nhìn sâu hơn về sự quyến rũ của shio-gao nhé.
• Tóc dường như chải không chủ ý và rất bù xù!
• Nhìn chung, khuôn mặt mỏng và đơn giản!
• Trái khế hay tay thì nam tính bất ngờ và cực thô!
• Lúc nào cũng cười tươi để lộ vết chân chim!
• Thuật ngữ “nụ cười muối”, điều này chính xác là “lúm đồng tiền khiến bạn rơi vào lưới tình”!
Theo tạp chí Nhật Bản, phụ nữ ngày nay đang thèm khát "đàn ông có khuôn mặt muối". Tạp chí Junon cũng lần đầu tiên giới thiệu về định nghĩa của "đàn ông có khuôn mặt muối", không chỉ nói về khuôn mặt mà còn cả lối sống của những người đàn ông như vậy.
Đàn ông có khuôn mặt muối:
- Tóc có tạo kiểu nhưng như không có
- Mắt 1 mí hoặc 2 mí nhưng mí gấp ở phía sau
- Quần của họ không quá chật nhưng không quá thùng thình trên khuôn người mỏng của họ
- Xác định được khuôn cổ và trái khế
- Nhìn đẹp khi mặt áo thun cổ chữ u hoặc cổ chữ v
- Mặc cardigans và nhìn nhợt nhạt
- Đẹp trai rạng ngời khi đeo kính gọng đen dày
- Khi họ cười, đôi mắt của họ xuất hiện nhiều vết chân chim (Việt Nam gọi là cười không thấy tổ quốc)
Vậy còn khuôn mặt nước tương và khuôn mặt nước sốt thì sao?
Tại sao người Nhật đặt tên đặc điểm khuôn mặt theo gia vị? Câu chuyện về khuôn mặt muối thật sự khởi nguồn từ năm 1988, khi các cô gái Nhật nói về shoyu-gao “khuôn mặt nước tương” và sosu-gao “khuôn mặt nước sốt Worcestershire”.
Khuôn mặt nước tương có mí mắt dài, bằng phẳng và hẹp, sống mũi nhỏ, thẳng và dài, khuôn mặt hẹp. Nói cách khác, khuôn mặt nước tương có rất nhiều đặc trưng giống như khuôn mặt muối. Khuôn mặt nước sốt Worcestershire thì có phần góc cạnh và trông hơi ngốc. Đây là từ lóng cho để chỉ “khuôn mặt Nhật Bản” và “khuôn mặt phương Tây”. Đôi mắt dài, hẹp và các đặc điểm được xem là rất Nhật Bản; các đặc điểm sâu sắc và góc cạnh được xem như phương Tây.
Nước sốt Worcestershire được kết hợp với phương Tây vì tính phổ biến của nó trong yoshoku, một kiểu món ăn Nhật theo phong cách phương Tây - trứng tráng với nước thịt, cốt lết chiên, các loại salad. Ở đâu đó, người Nhật bắt đầu sử dụng từ tiếng Anh "nước sốt" (sosu) để thay cho nước sốt Worcestershire khi họ ăn với yoshoku. Tóm lại, người Nhật dùng thói quen sử dụng gia vị để miêu tả sự khác biệt giữa các khuôn mặt Nhật Bản và phương Tây.
Thuật ngữ “khuôn mặt nước sốt” phổ biến vào cuối những năm 1980, đề cập đến những người đàn ông với nét mặt mạnh mẽ, sắc nét, khác hẳn gương mặt của trai Nhật được coi là đẹp trai (vốn hiếm hoi) tại thời điểm đó. “Nước sốt” ở đây là Tonkatsu - một hỗn hợp của nhiều thành phần với hương vị đậm đà.
Abe Hiroshi được xem là minh chứng hoàn hảo của người đàn ông có "khuôn mặt nước sốt". Đây là một trong những yếu tố khiến nhà sản xuất tìm đến Abe Hiroshi để mời anh vào vai chính - người đàn ông Hy Lạp trong 2 phần Thermae Romae. Và dĩ nhiên, hầu hết các diễn tham gia bộ phim live-action này đều được coi là "người đàn ông khuôn mặt nước sốt ". Họ cũng được người hâm mộ ưu ái đề cử cho các vai diễn nếu Jojo no Kimyou na Bouken được dựng thành phim. Vai chính Jojo chắc chắn phải là “người đàn ông có khuôn mặt nước sốt”.
Còn Mukai Osamu là một ví dụ tốt cho kiểu “khuôn mặt nước tương”, có đặc điểm khuôn mặt nhẹ hơn so với "khuôn mặt nước sốt ". Nước tương được coi là có thể hợp với bất kỳ thực phẩm nào, làm tăng các hương vị tự nhiên của thực phẩm. Gintoki trong Gintama là ứng viên điển hình của “khuôn mặt nước tương”.
Tại sao phụ nữ Nhật lại kết hợp vẻ đẹp nam tính với muối?
Trả lời cho câu hỏi gây nhức nhối này thật không đơn giản. 30 năm sau khi khái niệm khuôn mặt nước sốt lan tỏa, không còn nhiều người nói về khuôn mặt nước tương và khuôn mặt nước sốt nữa. Nếu có ai còn nhớ thì đó hẳn là các cô, các chú hay hoài cổ. Nhưng khi cơn cuồng nước tương hoặc nước sốt Worcestershire kết thúc, một loại từ lóng Nhật hoàn toàn mới ra đời và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Cuộc du hành đến với khuôn mặt muối bắt đầu với một sự phân biệt gia vị khác, lần này là giữa usui-kao "khuôn mặt gia vị nhẹ" và koi-kao "khuôn mặt gia vị đậm đà". Usui-kao chỉ khuôn mặt tao nhã, thuần túy kiểu Nhật; còn koi-kao là khuôn mặt đậm chất Tây phương.
Ngày nay, có vẻ hầu hết các cô gái Nhật đều ưa chuộng những khuôn mặt gia vị nhẹ - và khi người Nhật nghĩ đến một hương vị "nhẹ", thường thì muối sẽ là thứ họ nghĩ đến đầu tiên. Nếu từng ăn ramen bạn sẽ hiểu tại sao - trong tổng thể về mì Nhật, loại duy nhất thanh đạm hơn shoyu ramen chính là shio ramen.
Và có lẽ đó chính là nguồn gốc ra đời của khuôn mặt muối. Những đặc tính của khuôn mặt muối ngày nay có nhiều điểm tương đồng với các đặc tính của khuôn mặt nước tương 30 năm trước. Có vẻ như phụ nữ Nhật lại moi ra khuôn mặt nước tương và quyết định dùng một tên một mới thanh thoát hơn.