Nóng Thủ tướng Abe Shinzo giải thích việc chọn Reiwa làm tên thời đại mới

Thủ tướng Abe Shinzo giải thích việc chọn Reiwa làm tên thời đại mới

Đăng vào ngày trong Tin tức 990

Tân Nhật hoàng Naruhito sắp lên ngôi, cũng là lúc bắt đầu thời đại mới của Nhật Bản mang tên Reiwa, theo công bố từ chính phủ thứ Hai, ngày 01/04 vừa rồi.

Abe Shinzo
(c) The Japan Times

Nhật hoàng Akihito sẽ từ chức vào ngày 30 tháng 4, trong cuộc thoái vị đầu tiên sau 200 năm, đưa thời đại Heisei của ông chấm dứt. Thời đại mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng Năm.

Cái tên Reiwa được lấy từ tập thơ vào thế kỷ thứ 7 Manyoshu, Thủ tướng Abe Shinzo cho biết sau thông báo của thư ký trưởng nội các, Suga Yoshihide.

Ngài thủ tướng cho biết tên này mang ý nghĩa kiểu văn hóa được nuôi dưỡng khi mọi người gắn kết trái tim của họ một cách đẹp đẽ.

"Với lựa chọn tên thời đại mới này, tôi tái cam kết sẽ là tiên phong về một kỷ nguyên mới sẽ tràn đầy hy vọng", Abe nói.

"Manyoshu là tập thơ lâu đời nhất của Nhật Bản và tượng trưng cho nền văn hóa phong phú và truyền thống lâu đời của Nhật Bản," ông nói.

Sự lựa chọn là một sự phá vỡ quy luật từ hơn 1.300 năm về việc chọn tên thời đại, hoặc tên năm từ điển tích Trung Quốc. Tên của thời đại mới đã được giữ bí mật nghiêm ngặt đến buổi thông cáo hôm thứ Hai.

"Chúng tôi hy vọng (tên thời đại) sẽ được người dân chấp nhận rộng rãi và bắt rễ sâu sắc như một phần của cuộc sống hàng ngày của họ", ông Suga nói với các phóng viên trong lần đầu tiên công bố tên, được viết bằng hai Hán tự bằng mực tàu trên nền trắng.

Reiwa
(c) BBC

Với việc thời kì mới bắt đầu vào ngày 01/05, nghĩa là thông báo chỉ cho phép một tháng trước khi chính phủ, các doanh nghiệp và các ngành khác phải có sự điều chỉnh. Điều này ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của xã hội Nhật Bản, dù hệ thống này không bắt buộc và hoàng đế không còn quyền lực chính trị theo hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản.

Theo luật tên thời đại năm 1979, giữa tháng Ba vừa rồi ông Abe đã chỉ định một hội đồng chuyên gia về văn học cổ điển Trung Quốc và Nhật Bản để đề cử hai đến năm tên cho các quan chức hàng đầu chính phủ Nhật Bản lựa chọn. Các tên phải đáp ứng những tiêu chí nghiêm ngặt, như dễ đọc và viết nhưng không được quá phổ biến hoặc đã được dùng cho tên thời đại nào trước đây.

Giới truyền thông Nhật Bản đã từng giành giật nhau từng chút tin tức sớm về tên thời đại mới này. Tin đồn cũng bao gồm Ankyu, sử dụng cùng một Hán tự như trong họ gia đình Abe.

Đã có suy đoán rằng chính phủ bảo thủ của Abe, vốn nhạy cảm về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, sẽ chọn tên từ văn học Nhật Bản, phá vỡ truyền thống tham khảo điển tích Trung Quốc.

Một số đề cử đã được trình bày tại một cuộc họp kín, đầu tiên bao gồm chín chuyên gia bên ngoài từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhà khoa học tế bào gốc đoạt giải Nobel Yamanaka Shinya và tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng Hayashi Mariko, để trình bày quan điểm và thu hẹp lựa chọn trước buổi phê duyệt cuối của nội các.

Trong khi ngày càng nhiều người Nhật ưa dùng lịch phương Tây hơn hệ thống Nhật Bản trong một xã hội toàn cầu hóa và số hóa cao, tên thời đại vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu của chính phủ và doanh nghiệp. Người cao tuổi thường sử dụng nó để xác định thế hệ của họ.

Thảo luận và đoán trước tên thời đại mới không được coi là một điều cấm kỵ lần này bởi vì ngài Akihito đang thoái vị. Thay đổi tên thời đại cũng là thời gian để nhiều người Nhật suy nghĩ về những thập kỷ từ xưa và về sau.

Thời đại Heisei của Akihito, có nghĩa là "đạt được hòa bình", là lần đầu tiên không có chiến tranh trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản, nhưng cũng được nhớ đến như những năm mất mát của suy thoái kinh tế và thiên tai.

Heisei là tên thời đại đầu tiên được quyết định bởi chính phủ theo hiến pháp hậu chiến, trong đó hoàng đế bị tước quyền lực chính trị và không có ý kiến ​​gì về sự lựa chọn. Tuy nhiên, chính phủ, với quy trình xử lý rất bí mật và nhạy cảm, đã nhấn mạnh rằng "hoàng đế có quyền lực theo cách vô hình, tinh tế", Suzuki Hirohito, nhà xã hội học của Đại học Toyo nói.

Thay đổi tên thời đại đang tạo ra nhiều biến động. Bất cứ điều gì được mệnh danh là "…cuối cùng của Heisei" đều thu hút những người hâm mộ Nhật hoàng Akihito, trong khi những người khác đang chờ để nộp giấy chứng nhận kết hôn hoặc nộp đăng ký chính thức khác một khi kỷ nguyên mới bắt đầu. Các nhà phân tích nói rằng sự thay đổi thời đại dẫn đến sự kéo dài kỳ nghỉ “Tuần lễ vàng" thành 10 ngày vào ngày 01/05 có thể kích cầu du lịch và chi tiêu giải trí khác.

Nguồn: Japan Today

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."