Top Từ khi nào mà rời nhóm nhạc được gọi là tốt nghiệp?

Từ khi nào mà rời nhóm nhạc được gọi là tốt nghiệp?

Đăng vào ngày trong Tin tức 11302

Mùa xuân là mùa tốt nghiệp tại Nhật Bản. Với năm học mới bắt đầu mỗi tháng 4 và kết thúc tháng 3 năm sau, những ngày đầu tiên của lễ tốt nghiệp mùa xuân được tổ chức rất trang hoàng trên cả nước. Nhưng có một ngành công nghiệp khác, một thế giới khác xa với học đường, nơi mà tinh thần "tốt nghiệp" (sotsugyou trong tiếng Nhật) cũng mạnh mẽ và năng động không kém. Ngành công nghiệp đó, cũng có vẻ rất lạ, là ngành công nghiệp idol nữ của Nhật Bản. Khi một idol, vì lý do gì đấy rút khỏi nhóm của mình, cả idol và fan gọi là sự ra đi của cô ấy là "sotsugyu” (tốt nghiệp).

Nhưng tại sao thần tượng Nhật Bản gọi việc rời khỏi nhóm là "tốt nghiệp", thay vì "rời đi" hoặc "rút lui" (dattai trong tiếng Nhật)?

Nguồn gốc các nhóm idol Nhật

Như là câu hỏi nền, chúng ta cần phải xem xét idol Nhật thực sự là gì. Ở Nhật, giống như hầu hết các nơi, từ "idol" có nghĩa giống như là "người nổi tiếng" - hay cụ thể hơn "ca sĩ trẻ nổi tiếng làm việc trong ngành công nghiệp giải trí".

Nhưng trong khi bản thân từ idol giống như nhau trên khắp thế giới, idol Nhật làm việc trong một môi trường truyền thông rất khác so với ngành công nghiệp idol ở phương Tây. Ở các nước phương Tây, khi bạn nghĩ rằng các ngôi sao hiện nay có thể được coi là "idol", bạn có thể liên tưởng đến các ca sĩ như Justin Bieber hay nhóm nhạc One Direction. Tương tự, khi bạn tự hỏi rằng fan những ngôi sao đó là ai, phần lớn dường như là các cô gái tuổi teen. Còn tại Nhật, nhóm nhạc idol nữ nổi tiếng nhất vài năm qua là AKB48, được thành lập vào năm 2005. Tính đến ngày 21/02/2015, AKB48 có 124 thành viên hoạt động.

AKB48
AKB48 - Nhóm nhạc "đông quân" nhất hiện nay

Hơn nữa, fan của AKB48 rất khác với các fan của Justin Bieber và One Direction. Theo một khảo sát vào năm 2012, lượng fan của AKB48 là 70% nam và 30% nữ. Nói cách khác, nhóm nhạc idol hàng đầu Nhật Bản có sức hấp dẫn mạnh đối với cả hai giới.

Hầu hết các fan nữ của AKB48 là tuổi teen, nhưng fan nam của họ là những chàng trai ở tuổi thiếu niên cho đến những người đàn ông ở tuổi bốn mươi. Chúng ta có thể nói một cách đơn giản là nhóm nhạc idol Nhật Bản dường như có lượng fan đa dạng hơn các idol phương Tây.

AKB48 Tokyo Dome Concert 2014
AKB48 Tokyo Dome Concert 2014

Tương tự như vậy "những phẩm chất thiết yếu" của một idol phương Tây rất khác Nhật Bản. Idol phương Tây hướng đến sự gợi cảm, trong khi ở Nhật Bản, các idol nam có xu hướng "phi giới tính", còn các idol nữ tạo ra phong cách dễ thương. Những khuynh hướng khác nhau có tác động rất lớn đến việc thần tượng phát triển như thế nào ở trong hai ngành công nghiệp và sự nghiệp của họ thường diễn ra như thế nào.

Những thay đổi lớn trong văn hóa idol ở Nhật

Trở lại điểm chính, chúng ta bắt đầu bài viết này với câu hỏi: Khi nào "rời khỏi nhóm" đã trở thành "tốt nghiệp"?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải nhìn vào những thay đổi trong ngành công nghiệp idol giữa những năm 1970 và thế giới chúng ta đang sống ngày nay. Những thay đổi này hình thành văn hóa idol Nhật với những nhóm nhạc có nhiều thành viên như bây giờ. Một khi chúng ta hiểu được những thay đổi này, chúng tôi sẽ có cái nhìn tốt đẹp của khái niệm "tốt nghiệp" văn hóa idol.

Sự thay đổi lớn đầu tiên là, trong 40 năm qua, nhóm nhạc idol đã bắt đầu được ưu tiên hơn các nghệ sĩ solo trong ngành. Từ những năm 70, khi văn hóa idol là một đứa trẻ sơ sinh trong vũ trụ văn hóa nhạc pop, qua những năm 80, phần lớn idol của Nhật là những người biểu diễn solo (điển hình có Yamaguchi Momoe và Matsuda Seiko).

Momoe Yamaguchi
Yamaguchi Momoe - nữ nghệ sĩ cực nổi tiếng vào thập niên 80

Nhưng với sự bành trướng của nhóm nhạc nổi tiếng như Onyanko Club thành lập năm 1985, với 11 thành viên) và Morning Musume (thành lập năm 1997, với 5 thành viên), nhóm nhạc idol nhiều thành viên dần dần trở thành chuẩn mực. Từ năm 2000, các tập đoàn lớn đã thống trị sân khấu âm nhạc idol, để lại ít chỗ cho nghệ sĩ solo mới xuất hiện.

Onyanko Club
Onyanko Club - mô hình của nhóm nhạc nữ đông thành viên

Sự xuất hiện của các nhóm idol, lần lượt, gây ra một sự thay đổi quan trọng trong ngành: một nhóm idol vẫn có thể tồn tại ngay cả khi một trong số các thành viên của nhóm rời khỏi. Không giống như ban nhạc Anh Deep Purple, nhóm nhạc idol ngày nay có thể hoạt động trong nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, mặc dù trải qua sự thay đổi thành viên. Morning Musume là ví dụ tiêu biểu, nhóm nhạc vẫn tiếp tục trình diễn với sự thay đổi không ngừng của thành viên tham gia, từ năm 1997 cho đến ngày nay (hiện tại nhóm gọi là Morning Musume '16.)

Morning Musume '16
Morning Musume '16

Sự thay đổi lớn thứ hai trong văn hóa idol là ý thức ngày càng tăng của việc "xem idol của chúng ta trưởng thành" của các fan.

Trong những năm 70 và 80, idol châu Á điển hình chỉ được ra mắt sau khi phải trải qua các bài học về  ca hát và biểu diễn. Đây vẫn là chuẩn mực cho các idol K-POP Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, ngày càng phổ biến việc idol có "các khía cạnh hấp dẫn" về khuôn mặt hoặc cơ thể đều có thể debut trong khi các kỹ năng trình diễn vẫn còn non yếu. Với sự gia tăng của dạng idol như vậy, việc xem tài năng của idol cải thiện theo thời gian như thế nào đã trở thành một phần kinh nghiệm cho fan. Khía cạnh này của fandom idol trở nên nhiều hơn và nổi bật hơn kể từ sự ra mắt của Onyanko Club, hầu hết các thành viên bắt đầu ở vị thế nghiệp dư.

Sự thay đổi lớn thứ ba và cũng là cuối cùng có thể được gán cho sự bùng nổ nhanh chóng trong  "dân số" idol.

Hôm nay, ngày càng có nhiều idol mới hoạt động như ca sĩ indie (ca sĩ/nhóm nhạc tự do, không có công ty quản lý), tự thân vận động hoặc nhận ý tưởng từ các studio quy mô rất nhỏ. Trong tiếng Nhật, dạng idol này được gọi là "chika idol", "chika" trong tiếng Nhật nghĩa là "underground". Phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục công khai giá rẻ hơn, đơn giản hơn cho các idol có thể tự đặt hàng biểu diễn trực tiếp, phân phối âm nhạc của riêng mình, và quản lý tất cả mọi thứ khác từ A đến Z. Nhờ những thay đổi này, trong thập kỷ qua đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể số lượng các cô gái Nhật tự gọi mình là idol.

POP (ví dụ cho chika idol)
POP là nhóm nhạc chika idol điển hình

Tóm lại, 3 thay đổi này nắm giữ chìa khóa bí ẩn của việc idol "tốt nghiệp".

Làm thế nào "rời bỏ" trở thành "tốt nghiệp"?

Người ta cho rằng Onyanko Club là nhóm nhạc idol đầu tiên nói về việc idol ra đi là "tốt nghiệp". Năm 1986, khi Miharu Nakajima và Sonoko Kawai rời nhóm, “sotsugyou” lan truyền nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông như là một từ mô tả về những gì đã xảy ra.

Đối với chính nhóm, ý tưởng về một idol tốt nghiệp là kết quả tự nhiên thông qua một số yếu tố. Trước hết, khái niệm về Onyanko Club là một hoạt động ngoại khóa của trường; thứ hai, các thành viên có xu hướng rời khỏi nhóm trong mùa tốt nghiệp của hệ thống trường học tại Nhật Bản. Theo thời gian, "tốt nghiệp" trở nên phổ biến và họ thực hiện các chương trình truyền hình phát sóng các nhóm tổ chức "lễ tốt nghiệp" (sotsugyoushiki).


Hai thành viên của Onyanko Club rời nhóm năm 1986

Bắt đầu từ khoảng năm 2000, khái niệm về "trình diễn tốt nghiệp" bắt đầu lan tới phần lớn các nhóm nhạc idol của Nhật Bản. Trong một nhóm nhạc thông thường, khi có một thành viên rời khỏi ban, các phương tiện truyền thông thích đưa tin về việc dattai "tốt" (khi idol rời khỏi nhóm để theo đuổi sự nghiệp solo) và dattai "xấu" (khi idol buộc rời khỏi nhóm vì những vụ bê bối). Nhưng khái niệm về một idol tốt nghiệp được duy trì vì các lý do khác nữa. Hãy nhớ lại những thay đổi trong văn hóa idol đã thảo luận trước đó: cụ thể là, sự thống trị của các nhóm idol so với idol solo ngày càng tăng, sự gia tăng việc người hâm mộ thích thú xem idol "lớn lên"; và sự tăng trưởng số lượng idol.

Các fan âm nhạc ngày nay sống trong thời kì mà các nhóm nhạc idol được ưu tiên hơn người biểu diễn solo; kết quả là, họ cũng sống trong một thời kì các nhóm nhạc idol có thể duy trì hoạt động trong thời gian dài và dài hơn nữa. Chúng tôi thậm chí có thể nói rằng các nhóm nhạc idol đã trở thành "như trường học", nghĩa là họ phải hoạt động trong khoảng thời gian dài, và trở thành nơi mà "sinh viên" của họ có thể thay đổi và phát triển trong thời gian vài năm (mặc dù hầu hết các nhóm, không cần phải nói, không bao giờ phát triển năng lượng hoạt động như vậy). Trong môi trường này, bắt đầu cảm thấy tự nhiên với ý nghĩ việc rời khỏi nhóm của một ca sĩ được xem như là "tốt nghiệp".

Trên hết, ngày càng có nhiều fan nhận thức việc idol của mình "lớn lên" như thế nào cũng giống như các học sinh trải nghiệm việc “dần trưởng thành” trong trường học - và do đó, các idol cũng phải có lễ tốt nghiệp.

Các yếu tố trên ảnh hưởng đến việc idol tốt nghiệp, dẫn đến số lượng ngày càng tăng của các thần tượng trong ngành công nghiệp giải trí, đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các idol cũng tăng. Trong số lượng lớn các idol đang hoạt động, chỉ có một phần nhỏ thực sự tồn tại trong thế giới giải trí.

Trong thực tế, dữ liệu cụ thể đã được công bố về doanh thu trong ngành công nghiệp nhạc idol. Theo một tạp chí khảo sát năm 2014, 70% các idol nữ rời nhóm với lý do chính là "làm việc bên ngoài thế giới giải trí" và "mong muốn tập trung vào việc học".

Đối với những idol nữ này, "tốt nghiệp" từ một nhóm nhạc idol là một bước tiến trong sự nghiệp. Hầu hết các idol đấy trở thành nghệ sĩ solo, và ý tưởng tốt nghiệp thời kì idol có ý nghĩa to lớn đối với những cô gái này. Với những quy ước hiển nhiên trong ngành công nghiệp, idol phải là những cô gái trẻ, những idol hơi có tuổi sẽ thường phải "lột đi lớp vỏ idol của mình" để tập trung vào hoạt động solo như diễn xuất, ca hát, hay sự nghiệp người mẫu.

Maeda Atsuko – thành viên thế hệ đầu tiên của AKB48, tốt nghiệp năm 2012  theo con đường phát triển thành ca sĩ solo và diễn viên
Maeda Atsuko – thành viên thế hệ đầu tiên của AKB48,
tốt nghiệp năm 2012 theo con đường phát triển thành ca sĩ solo và diễn viên

Ayaka Kikuchi – một thành viên thế hệ thứ 7 của AKB48, đám cưới và sinh con sau khi tốt nghiệp, tiếp tục theo đuổi sự nghiệp người mẫu
Ayaka Kikuchi – một thành viên thế hệ thứ 7 của AKB48,
đám cưới và sinh con sau khi tốt nghiệp, tiếp tục theo đuổi sự nghiệp người mẫu

30% của những idol nữ rời khỏi nhóm vẫn còn hoạt động trong thế giới giải trí, và hầu hết được mô tả việc chuyển đổi nghề nghiệp của họ như là "bước lên một bước" từ ngành công nghiệp idol sang một loại hình trình diễn khác. Với việc rất nhiều người suy nghĩ rằng các nhóm nhạc idol như là "một ngôi trường để học những điều cơ bản về giới giải trí", thật dễ hiểu lý do tại sao khái niệm về một idol tốt nghiệp có một ý nghĩa đặc biệt.

Oshima Yuko – thành viên thế hệ thứ 2 của AKB48, tốt nghiệp năm 2014 và trở thành diễn viên
Oshima Yuko – thành viên thế hệ thứ 2 của AKB48,
tốt nghiệp năm 2014 và trở thành diễn viên

Đối với nhiều idol Nhật Bản, nhóm nhạc idol là "nơi giống như trường học". Đối với những người khác, họ là "nơi rất nhiều người trong chúng ta sẽ phải lớn lên". Hai xu hướng luôn song hành này dường như đã đóng khung ngành công nghiệp idol thành một hình thức nghệ thuật biểu diễn "tốt nghiệp".

Năm nay, nhiều idol Nhật dự kiến sẽ tốt nghiệp từ các nhóm nhạc. Fan của họ đã sẵn sàng để chào mừng các buổi diễn tốt nghiệp, họ sẽ xem với đôi mắt ấm áp và đầy nước mắt vào lễ tốt nghiệp của idol mà họ yêu thích.

Nguồn
Nguồn hình ảnh: Internet

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."