Nóng Mirai: Em Gái Đến Từ Tương Lai - Sự trở lại của Hosoda Mamoru sau Wolf Children

Mirai: Em Gái Đến Từ Tương Lai - Sự trở lại của Hosoda Mamoru sau Wolf Children

Đăng vào ngày trong Tin tức 2399

“Đâu đó trên thế giới cũng sẽ có một gia đình đang trải nghiệm niềm vui và nỗi buồn mà tôi đang bước qua” - Hosoda Mamoru.


(c) Toho

Mirai: Em gái đến tứ tương lai kể về cậu bé Kun có một tuổi thơ hạnh phúc cho đến khi cha mẹ cậu có thêm em gái Mirai. Vốn được cưng chiều, sự xuất hiện của Mirai khiến Kun cảm thấy ganh tị với em, và dần dần cậu chọn cách thu mình lại trong thế giới của riêng mình. 

Cho đến một ngày, ở mảnh sân Kun hay trốn mọc lên một cây lạ có phép màu, đưa cậu bé cuốn vào thế giới diệu kỳ nơi quá khứ và hiện tại đan xen. Cậu lần lượt gặp những người thân trong gia đình mình ở những độ tuổi khác nhau: mẹ cậu trong độ tuổi bé gái, cụ ông khi còn là một thanh niên trai tráng, và em gái mình – Mirai đã là một học sinh tuổi teen.

Liệu Kun có thể khám phá ra câu chuyện của chính mình thông qua những cuộc phiêu lưu kì lạ đó?

Tìm thấy cảm hứng từ chính cuộc sống gia đình của tác giả

 
(c) Toho

Có một số nhà làm phim, cả phim live-action (người đóng) hay phim hoạt hình, luôn giành nhiều công sức để khai thác chủ đề gia đình trong các tác phẩm của họ, trong đó có đạo diễn Hosoda Mamoru. Không thể phủ nhận, gia đình là một sợi dây xuyên suốt các tác phẩm của Hosoda Mamoru. Nhà sản xuất của bộ phim, Yuichiro Saito, đồng thời là một người bạn lâu năm của Hosoda, khẳng định rằng “tất cả những tình cảm vốn nằm trong tiềm thức của Hosoda đã dẫn chúng ta tới cuộc sống của anh ấy một cách hoàn toàn tự nhiên”.

Khi làm bộ phim The Girl Who Leapt Through Time (2006), Hosoda chuẩn bị lập gia đình và cùng lập nên xưởng phim Madhouse cùng với Maruyama Masao, nơi ông tạo nên tác phẩm đầu tiên của mình. Trong bộ phim này, một nữ anh hùng tuổi teen có thể thách thức thời gian bằng cách quay lại quá khứ. Cuối cùng thời gian đuổi kịp cô và có vẻ như chủ đề này đã ảnh hưởng tới Hosoda trong khoảng thời gian đó.

Trong Summer War (2009), ông đã làm một bộ phim đầu tiên lấy chủ đề “một gia đình khác thường”, tại đúng thời điểm mà smartphone và mạng xã hội đang phát triển và bắt đầu có ảnh hưởng tới đời sống thực.

Người tìm kiếm phép màu từ những điều bình thường


(c) Toho

Hikawa Ryusuke nói “Trong Mirai, Hosoda lên đường khám phá lại bức tranh rộng lớn của phép màu trên thế giới với ý niệm làm thế nào chúng ta tới được đây và chúng ta đang hướng đi đâu thông qua cái nhìn của một câu bé 4 tuổi vừa mới biết nói.”

Wolf Children (2012) là một tác phẩm tỏ lòng tôn kính của Hosoda dành cho mẹ, người đã ủng hộ ông trong suốt sự nghiệp. Trong phim, Hosoda cho chúng ta thấy nhiều khía cạnh trong cuộc sống cá nhân của ông. Bà qua đời khi Hosoda đang tham gia làm bộ phim trước đó và do vậy, ông không có cơ hội nói lời tạm biệt với người mẹ quá cố. Ông đành phải gửi gắm lời nhắn nhủ đó thông qua nhân vật Arne – một chú chó sói có tiếng tru vang vọng khắp núi rừng.  

Sau khi có con trai, Hosoda bắt đầu quan tâm tới sự trưởng thành của trẻ con trong xã hội ngày nay, và mối quan tâm này đã trở thành chủ đề chính trong bộ phim tiếp theo The Boy and the Beast (2015). Phim đề cập đến sự truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ. Yuichiro Saito, nhà sản xuất của bộ phim, cho biết, “Trách nhiệm khơi dậy cảm hứng và ủng hộ thế hệ trẻ phải thuộc về những người đi trước.”

Khi Hosoda khai thác chủ đề về những cặp vợ chồng trẻ còn thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con cái trong hai phim The Boy & The Beast Wolf Children, chủ đề này được thể hiện khá khiêm tốn. Sau đó, ông tiếp tục sử dụng cách tiếp cận chủ đề này trong bộ phim mới nhất Mirai, trong đó lấy cảm hứng từ chính những đứa con của ông để khám phá chủ đề tình anh em thông qua góc nhìn của một cậu bé. Đây là bộ phim mang đậm dấu ấn cá nhân nhất của ông cho tới thời điểm này.


(c) Toho

Chủ đề về tình cảm và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xuất hiện trong Mirai thông qua cách mà các nhân vật biểu lộ lòng thương yêu và trưởng thành cùng nhau. “Từ góc nhìn của đứa trẻ khi thấy cha mình chỉ giúp đỡ mẹ, tôi đã nhìn thấy mình trong đó. Cha và mẹ có vai trò khác nhau, nhưng có những lời khuyên chỉ người cha mới có thể đưa ra và có những việc mà chỉ cha mới có thể làm… Tôi muốn khích lệ trẻ con trên toàn thế giới, và tôn vinh người chúng mong muốn trở thành. Trong một xã hội liên tục phát triển, tương lai của thế giới nằm trong tay của thế hệ trẻ.”

Hình ảnh quen thuộc của ngôi nhà

 
(c) Toho

Do một đứa trẻ 4 tuổi chỉ có nhận thức giới hạn về môi trường xung quanh, liệu có gì phù hợp hơn hình ảnh ngôi nhà và khu vườn để miêu tả góc nhìn của một cậu bé? Mamoru Hosada quyết định rằng, ngôi nhà và khu vườn phải đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện bởi chúng là cả thế giới với bọn trẻ. Bởi vậy, thiết kế của ngôi nhà đã được đưa cho các kiến trúc sư thiết kế cẩn thận sao cho giống một ngôi nhà thật ngoài đời, kể cả từ không gian, ánh sáng cho đến vật liệu. Kết quả là ngôi nhà không hề giống kiểu Nhật truyền thống hay kiểu phương Tây, mà tựa như một sân khấu với các khu vực được kết nối chặt chẽ với nhau.


(c) Toho

Khu vườn và cái cây trong phim là biểu tượng mạnh mẽ về thời gian, gắn kết các chủ đề trong phim như sự thay đổi giữa các mùa, sự vận động của thời gian hay sự kết nối của các thế hệ trong gia đình…Thiên nhiên là điều thiết yếu với con người, và ý tưởng đó trở thành nơi cho trí tưởng tượng của Kun được bay xa. Điều đó được thể hiện một cách hình tượng và tối giản thông qua cái cây kì diệu của gia đình.

Mirai: Em gái đến tứ tương lai sẽ khởi chiếu toàn quốc từ ngày 03/08/2018.

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."