Top Những bộ phim nghệ thuật đẹp nhất năm 2018 của điện ảnh Nhật Bản - Phần 1

Những bộ phim nghệ thuật đẹp nhất năm 2018 của điện ảnh Nhật Bản - Phần 1

Đăng vào ngày trong Tin tức 1733

Sự trở lại của Hirokazu Koreeda cho thể loại phim gia đình cũng là một thành công lớn, với việc ông đạt được danh hiệu hàng đầu tại Cannes, trong khi thành công không kém là nỗ lực của tân binh Tsukamoto Shinya, người đã mang đến tác phẩm độc đáo lấy đề tài Samurai.

Kaibatsu

kbs

Câu chuyện xoay quanh Hiroshi, một học sinh cấp 2 nhút nhát. Cuộc đời của cậu thay đổi mãi mãi khi những kẻ bắt nạt yêu cầu cậu phải lừa một người lên một chiếc thuyền để cưỡng hiếp cô. Kịch tính phim được hé lộ qua hai phần cốt truyện, một trong quá khứ và một ở thời điểm hiện tại, 8 năm sau khi họ tốt nghiệp. Những điều được thể hiện trong hai phần truyện có vẻ khác nhau nhưng về bản chất, những gì được cho thấy ở cốt truyện thứ hai chính là hậu quả của những gì xảy ra trong câu truyện đầu tiên. Cụ thể, câu truyện đầu tiên tập trung vào việc bắt nạt và bạo lực, và đặc biệt là cái cách nó ảnh hưởng tới cả nạn nhân lẫn những kẻ hành hung.

Câu truyện thứ hai đề cập đến tội ác, sự trừng phạt và cái cách một người có thể xử lý cả hai điều trên và tiếp tục sống cuộc sống của mình. Mặt khác, phim cũng đề cập đến một quan niệm thường gặp đó là việc thực thi công lý và những hậu quả của nó, và Takahashi đã thể hiện rất rõ một điều: một khi vòng quay bạo lực bị mở ra, việc đóng lại nó là rất khó. Ngoài ra, Takahashi Kensei còn mô tả các nhân vật phản diện bằng những tông màu tối, khiến việc trả thù sau đó nhận được đa số sự đồng tình, mặc dù những gì xảy ra sau đó đã cho thấy những sự chết chóc mà những hành động trả thù đem đến, và tuyệt nhiên không có một ai cảm thấy nhẹ lòng hơn nhờ chúng. Câu hỏi đặt ra ở đây là “liệu nó có đáng không?”, và xét đến tình huống này, câu trả lời có vẻ đã khá rõ ràng.

Sự tinh tế chính là nhân tố chính yếu trong cách tiếp cận về mặt hình ảnh và nội dung của Takahashi, với đa số các hành động bạo lực đều được khắc họa theo phong cách ám chỉ, ngoại trừ những cảnh trả thù được mô tả khá rõ nét. Hơn thế nữa, những tình huống đau đớn về mặt tâm lý và cả thể xác mà mỗi nhân vật phải chịu đựng thời thời khắc khắc đều được gợi nhớ, không phải bằng lời nói mà hầu hết đều diễn ra trong sự yên lặng, khiến những thước phim càng trở nên ám ảnh hơn.

Với những lí do kể trên, bộ phim thành công phần lớn là nhờ phong cách quay phim của Ito Haruka, giúp truyền tải cả các sự kiện xảy ra trong cuộc sống lẫn những suy nghĩ đang diễn ra trong đầu óc và tâm lý của các nhân vật trong mọi cảnh phim. Hơn thế nữa, những cảnh quay dài trong phim đều khá thu hút, đặc biệt là những cảnh trên bãi biển, và cả những cảnh diễn ra trong nội tâm, đặc biệt là những cảnh thể hiện nỗi sợ bị giam cầm, ví dụ như những cảnh trả thù và những cảnh Hiroshi ở một mình.

Một vài tuyến truyện, ví dụ như câu chuyện về Tatsuya và Kengo lẽ ra đã có thể được khai thác thêm nữa, nhưng về tổng thể, bộ phim để lại ấn tượng tốt, đặc biệt khi đây là tác phẩm điện ảnh đầu tay của Takahashi. Hãy cùng chờ xem trong tương lai, vị đạo diễn trẻ tuổi này sẽ còn làm ra được những gì nữa.

Shonen

sn

Trong nền điện ảnh Nhật Bản, khi các cảnh quay gợi dục gần như không bao giờ được phép (đương nhiên, trừ những bộ phim đặc biệt về chủ đề này), sự xuất hiện của một bộ phim khắc họa những ham muốn thể xác một cách lộ liễu đem đến cảm giác thật mới mẻ. Nhưng điểm thành công nhất ở Shonen đó là họ hoàn toàn không khiến những cảnh quay đó trở nên thô bỉ.

Miura Daisuke đã chỉ đạo ra một bộ phim có những cảnh quay lộ liễu nhất trong lịch sử phim điện ảnh, kết hợp chủ nghĩa chân thực trong cả phần hình ảnh lẫn âm thanh, với phần kĩ xảo hình ảnh cực kì hiếm thấy trong những bộ phim chủ đề này. Ngoài ra, phong cách quay phim độc đáo của Jam Eh I cũng đóng góp rất nhiều cho sự thành công của phim, đem đến một không khí mơ màng không rõ, đôi khi chạm đến mức đen tối cho bộ phim.

Cảm giác này càng được nâng cao nhờ sự dàn dựng của Hori Zensuke, khiến bộ phim phát triển với tốc độ thong thả, hoàn toàn phù hợp với không khí tổng thể của phim. Phần âm thanh của Kato Hirokazu cũng là một yếu tố chủ yếu góp phần khiến các cảnh quay lộ liễu thêm phần chân thực, trong khi phần nhạc jazz của Hanno Yoshihiro càng giúp đề cao tính nghệ thuật tổng thể của phim.

Thế nhưng, nếu đọc đến đây và cho rằng bộ phim này chỉ tập trung vào khía cạnh nhục dục là một sai lầm. Ngược lại, Miura đã sử dụng những ham muốn thể xác để thể hiện rất nhiều triết lí, hầu hết xoay quanh những khao khát và bản tính thực sự của những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

Bằng cách đó, bộ phim khai thác rất nhiều ham muốn hay bị coi là “gợi dục” nhưng trên thực tế lại xuất hiện ở rất nhiều người, mặc dù họ thường chọn cách che giấu chúng dưới nhiều lớp mặt nạ giả tạo để có thể được coi là “bình thường”. Sự chân thành và nhạy cảm mà Miura sử dụng để khắc họa những chủ đề này chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của bộ phim.

Misumisou

Misumisou là một bộ phim thanh xuân vườn trường của Nhật Bản kể về vấn nạn bắt nạt, được xây dựng dựa trên series truyện tranh Misumisou của Oshikiri Rensuke. Đạo diễn Naito Eisuke đã đưa ý tưởng “bắt nạt những kẻ bắt nạt” lên mức cao nhất, và cuối cùng, những hành vi bạo lực nhằm trả thù đã thâu tóm toàn bộ câu chuyện trong khi những yếu tố thanh xuân vườn trường có vẻ chỉ có tác dụng càng đưa câu chuyện đi xa hơn theo hướng đen tối.

Thông qua sự cực đoan này, Naito có vẻ cũng muốn đổ lỗi cho sự khuyết thiếu trong việc dẫn dắt giới trẻ, cả từ các bậc phụ huynh lẫn các giao viên, cả hai nhóm đối tượng đều gần như không hề xuất hiện trong bộ phim này.

Cách quay phim của Shinomiya Hidetoshi cũng là một trong những điểm nổi bật nhất của phim, đặc biệt những cảnh quay trong tuyết của ông đều vô cùng nổi bật, đầy ý nghĩa và đầy tính nghệ thuật.

Boku no Kaeru Basho

boku

Boku no Kaeru Basho là bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật kể về một gia đình người Myanmar sống ở Tokyo sau khi nhập cư vào Nhật Bản nhưng không có visa. Bối cảnh phim sau đó được chuyển sang Myanmar, nơi nhân vật chính phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nữa khi cô cố gắng đưa con vào học ở một ngôi trường tiếng Nhật.

Fujimoto Akio đã chỉ đạo ra một bộ phim có chủ đề nhạy cảm và khá trầm uất, nhưng ông vẫn thành công thể hiện rõ những tình huống khó khăn mà những người nhập cư tìm kiếm chỗ trú ẩn an toàn ở Nhật Bản gặp phải thông qua cách khắc họa cực kì chân thực.

Cái cách chính quyền đối xử với họ (một cách lịch sự nhưng vẫn có hơi hướng thờ ơ với những gì họ gặp phải) là một trong những trọng điểm của phần đầu phim. Ngoài ra, thông qua thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn của người cha, Fujimoto đã thành công dành được sự đồng cảm cho gia đình này ngay từ lúc bắt đầu.

Làm ra một bộ phim chủ đề xác sống khác biệt so với vô số những bộ phim khác cùng thể loại là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, Ueda Shuichiro đã thành công làm được điều đó, trong một bộ phim khá độc đáo từng khiến khán giả phải đứng dậy tán thưởng trong suốt 05 phút sau buổi công chiếu ở Far East Festival.

 

 

Nguồn: tasteofcinema

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."