Top Những bộ phim nghệ thuật đẹp nhất năm 2018 của điện ảnh Nhật Bản - Phần 2

Những bộ phim nghệ thuật đẹp nhất năm 2018 của điện ảnh Nhật Bản - Phần 2

Đăng vào ngày trong Tin tức 1391

2018 đánh dấu một năm thành công của điện ảnh Nhật Bản với nhiều bộ phim chất lượng. Tác phẩm mở màn cho sự bùng nổ phim Nhật trên trường quốc tế là phim zombie Camera wo Tomeru na! (Quay Trối Chết). Phim oanh tạc cả các liên hoan phim và phòng vé. Với ngân sách 3 triệu yên, phim thu về 3 tỷ yên. Koreeda Hirokazu trở lại với thể loại phim gia đình và đạt thành công vang dội khi giành được giải thưởng cao quý nhất Cành Cọ Vàng của Cannes. Tsukamoto Shinya trở thành một hiện tượng mới khi mang tới một bộ phim samurai hấp dẫn. Shiraishi Kazuya có tới 2 bộ phim trong cùng năm, một về yakuza và một là phim gia đình. Miura Daisuke có một thể nghiệm táo bạo với bộ phim kiêu dâm đầy ý nghĩa trong nền công nghiệp mà ảnh khỏa thân bị cấm.

Camera wo Tomeru na!

camera

Bộ phim này chế nhạo gần như mọi khía cạnh của ngành công nghiệp giải trí, và có vẻ đó chính là ưu tiên hàng đầu của Ueda. Camera wo Tomeru na! khắc họa một cách hài hước sự nghiêm khắc của các đạo diễn (thái độ khắc nghiệt thường thấy ở nhiều đạo diễn phim) khi để nhân vật Higurashi hét lên “Action” vào những thời điểm không thích hợp nhất, chưa kể đến sự thật là ông ta đã sử dụng những con zombie thật sự nhằm khiến bộ phim thêm phần chân thực.

Bản tính thất thường của các ngôi sao điện ảnh cũng như những đòi hỏi nực cười của các nhà sản xuất cũng không thoát khỏi số phận bị mỉa mai, bên cạnh đó là sự thật hiện hữu rằng đa số mọi người trong ngành công nghiệp này đều coi các chương trình truyền hình là những sản phẩm kém chất lượng. Thêm vào đó, những khó khăn mà các dự án làm phim kinh phí thấp phải chịu đựng cũng bị đưa ra để châm biếm khi một diễn viên đã say quắc cần câu vẫn phải vào vai zombie. Cuối cùng, vai trò của những “nữ hoàng la hét”, những bài học tự vệ cho phụ nữ cũng không thiếu phần trong bộ phim này.

Một điểm xuất sắc khác của bộ phim đó là nó đã khiến người xem phải bật cười vì những mảng miếng giống hệt nhau trong phần sau của phim, bằng cách giải thích lại quá trình quay phim như thế nào.

Ueda đã thành công thể hiện tất cả những điều khó khăn và cả những niềm vui thú mà một bộ phim có thể đem đến cho đoàn làm phim, và cái kết của phim đã làm nổi bật lên khía cạnh thứ hai bằng một cách rất nhẹ nhàng.

Tokyo Fuon Uta

po

Ai mà ngờ được một người sinh ra ở Ấn Độ, từng theo học ở một trường quân sự cuối cùng lại trở thành đạo diễn phim và cho ra đời bộ phim đầu tay thâu tóm được những gì tinh túy nhất của nền điện ảnh và con người Nhật Bản? Một điều tưởng chừng như không thể nhưng đó lại chính xác là những gì Anshul Chauhan đã làm được.

Kịch tính phim mở đầu khá ngột ngạt, căng thẳng, rồi sau đó dần bình lặng xuống và đưa chúng ta đến với Fujita Jun, một nữ tiếp viên ở câu lạc bộ. Công việc này yêu cầu cô phải quan hệ thể xác với rất nhiều khách hàng khác nhau. Cô luôn duy trì thái độ lạc quan, cố gắng tiết kiệm số tiền mình kiếm được và đang có hi vọng nhận được vai diễn đổi đời. Thật không may, tên bạn trai sau đó phản bội cô, công việc ở câu lạc bộ cũng đi chệch hướng, khiến Jun bị tổn thương cả về mặt tinh thần lẫn thể xác.

Anshul Chauhan đã chỉ đạo và chấp bút cho một bộ phim có nội dung nặng nề, đề cập đến rất nhiều chủ đề khác nhau với phong cách chân thực. Được đề cập đến đầu tiên là thế giới của gái gọi, một nơi đầy rẫy những hành vi bạo lực, những đòi hỏi đi ngược lại cả những nhu cầu thuộc về bản năng của người phụ nữ, và sự vô vọng mà dù có cố gắng bao nhiêu Jun cũng không thể tránh khỏi. Tiếp theo là sự bạo hành, và cụ thể là bạo hành phụ nữ, trong đó mặc dù Jun được khắc họa là một người phụ nữ mạnh mẽ nhưng vẫn không thể thoát khỏi cảm giác bất lực khi đứng trước những người đàn ông trong đời mình, bao gồm cả Taka, ông chủ câu lạc bộ nơi cô làm việc, và cha cô.

Chủ đề thứ ba đó là vị trí của người phụ nữ trong một thế giới rõ ràng được thống trị bởi cánh đàn ông. Trong bối cảnh này, Jun thấy mình bị tước bỏ mọi phẩm giá, hi vọng, và cuối cùng là cả mục đích sống, bất chấp một vài khoảnh khắc hiếm hoi khi cô cảm thấy bình yên và tĩnh lặng. Cuối cùng, bạo lực có vẻ là “giải pháp” duy nhất, nhưng một lần nữa, Chauhan không hề khắc họa nó như một thứ đem lại sự cứu rỗi mà chỉ đơn giản là con đường cuối cùng dành cho người phụ nữ khi cô không thể chịu đựng được những hành vi bạo lực kia nữa và khẩn thiết tìm kiếm cách để thoát khỏi chúng.

Chauhan đã thành công trong việc phân tách nhân vật chính của mình, cả về mặt tâm lý lẫn thể xác. Lúc đầu, Jun xuất hiện là một người phụ nữ lộng lẫy, đầy tham vọng và kiểm soát tốt cuộc sống của mình, và rồi theo mạch phim phát triển, cô dần dần bị phá hủy, cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

Ý tưởng đó chính là điều đáng chú ý nhất ở bộ phim này, với Iijima Shuna (một nữ diễn viên được đào tạo ở London, có kinh nghiệm phong phú ở nhiều thể loại như kịch nói và diễn xuất) thể hiện xuất sắc hình ảnh một người phụ nữ với cuộc sống ngày càng khốn khó hơn, bất chấp mọi nỗ lực cô đã bỏ ra.

Korou no Chi

kuro

Shiraishi Kazuya đã cho ra đời một bộ phim có tính giải trí cực cao, xây dựng bằng cách kết hợp hai cốt truyện. Cốt truyện “Yakuza Papers” khắc họa hình ảnh một thế giới Yakuza khát máu, bạo lực với những hành vi cực đoan và những cuộc chiến giành quyền lực và sự thống trị xảy ra giữa các băng nhóm.

Cốt truyện “Training Day” được lấy từ mối quan hệ giữa kẻ kì cựu Ogami và tên “lính mới” Hioka. Ogami đưa Hioka đến với thế giới chính trị đầy phức tạp và dạy cho anh biết về mối liên kết giữa phạm tội và trừng phạt cũng như tình hình thực tế đang xảy ra trong khu vực. Không dừng lại ở đó, Shiraishi đã đưa mọi thứ lên một mức độ cao hơn khi khắc họa lớp tính cách thứ hai của Ogami, đem đến một plot twist làm thay đổi toàn bộ nhận thức của người xem, cả về tay già đời này lẫn mối quan hệ của ông ta với lính mới.

Zan

zan

Liệu những hành vi man rợ có được sử dụng để truyền tải một thông điệp về phản đối bạo lực không? Trước đây, Tsukamoto Shinya từng bắt đầu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này trong Nobi và hiện tại, ông đưa ra một tuyên bố chắc chắn hơn nhiều với Zan.

Tsuzuki Mokunoshin là một samurai vô chủ, sống sót bằng cách làm việc trên những cánh đồng của một nông trại biệt lập. Tuy nhiên, sự xuất hiện đột ngột của Sawamura Jirozaemon, một samurai kì cựu đang tìm kiếm những chiến binh tài năng để chiến đấu cho Tướng quân đã thay đổi cuộc sống của toàn bộ những người có liên quan.

Màn “mở đầu” này chính là nơi Tsukamoto thể hiện tuyên ngôn của mình: Một khi bạo lực nổ ra, không ai là không bị ảnh hưởng, bất chấp mức độ liên quan của họ nhỏ đến đâu, và để chấm dứt vòng quay này là một việc vô cùng khó khăn.

Mặc dù phim có nhiều hình ảnh bạo lực, nhưng chúng không hề làm lu mờ những thông điệp đạo diễn muốn gửi gắm đến khán giả, như niềm căm ghét của ông với chiến tranh và bạo lực nói chung dần dần được mở rộng này quan điểm về sự trả thù, bản chất con người (chỉ cần có lợi cho họ, họ có thể yêu mến cả những hành vi bạo lực), và thực tế dù kiếm thuật của samurai có thể trông rất ấn tượng và cao quý nhưng thật ra, mục đích duy nhất của nó chỉ là để giết chóc.

Manbiki Kazoku

manbiki

Sau khi “lạc lối” với Sandome no Satsujin, Koreeda Hirokazu đã trở lại với thể loại mà ông giỏi nhất: phim về chủ đề gia đình và cho ra đời bộ phim Manbiki Kazoku, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông trong vài năm trở lại đây. Bộ phim đã giúp ông giành được giải Cành Cọ Vàng ở Liên hoan phim Cannes. Tuy nhiên, lối rẽ đến với thể loại phim hình sự trước đó có vẻ đã ảnh hưởng ít nhiều tới các tác phẩm sau này của ông, và chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bộ phim này.

Cũng giống như Soshite Chichi ni Naru, Koreeda một lần nữa nhấn mạnh vào sự thật rằng những ràng buộc về máu mủ tình thân không hề quan trọng như những gì người ta thường nghĩ, và tình yêu có thể tới từ bất cứ đâu.

Ngoài ra, Koreeda còn khắc họa hình ảnh những con người nghèo khổ và bị coi thường, nhấn mạnh vào thực tế rằng họ buộc phải ăn cắp vặt để sống qua ngày, đồng thời hợp lý hóa những hành động này để rồi phá hủy mọi thứ ở cuối phim.

 

Nguồn: tasteofcinema

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."