Văn hóa Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái LMNOP

Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái LMNOP

Đăng vào ngày trong Tin tức 962

Bất kể thời đại nào, các rạp chiếu phim vẫn khá được người Singapore ưa chuộng vì tính cuồng phim ảnh của họ.

Nhà hát Liberty, trung tâm Marine Parade (đầu những năm 1980 - cuối những năm 1980)

Nhà hát Liberty (Ngân Quốc Hí Viện) được khai trương tại trung tâm Marine Parade vào đầu những năm 1980 bởi tập đoàn Shaw. Nó đóng cửa vào cuối thập niên 80 và, giống như Dalit tại Bukit Merah, tòa nhà đã được tiếp quản bởi tổ chức dịch vụ cộng đồng Cơ Đốc TOUCH.

Rạp chiếu phim Lido, đường Scotts (1959 đến nay)

Trước đây nó chỉ là một mảnh đất cằn cỗi với một trạm xăng Esso đơn độc nằm ở ngã ba đường Scotts và Orchard, sau đó thì được anh em nhà Shaw mua lại vào năm 1952.

Đến năm 1958, việc xây dựng nhà Shaw và rạp chiếu phim Lido cũ đã hoàn thành, và chính thức khai trương vào tháng 11 năm 1958 và tháng 2 năm 1959. Từ những năm 50 đến 80, rạp chiếu phim với 1602 ghế ngồi vẫn là một trong những rạp chiếu phim nổi tiếng nhất ở Singapore, và là một trong những địa điểm tổ chức các sự kiện từ thiện trong thành phố.

Rạp chiếu phim Lido cũ đã trải qua một cuộc cải tạo dài vào năm 1996 để chuyển đổi thành một rạp chiếu phim 8 màn hình. Trong năm 2011, sau khi ngốn 20 triệu đô la vào việc tân trang lại rạp, nhà hát Lido mới đã mở cửa trở lại để làm hài lòng các fan của mình.

Rạp chiếu phim Liwagu, trung tâm thị trấn Bedok (1982 - cuối những năm 1990)

Là một trong bốn rạp chiếu phim tại trung tâm thị trấn Bedok vào những năm 80, tòa nhà của rạp chiếu phim Liwagu (Lệ Hoa Cung Hí Viện) được xây dựng vào năm 1980. Nó bắt đầu hoạt động kinh doanh phim ảnh vào năm 1982 sau khi nhận được giấy phép giải trí công cộng.

Sau khi đóng cửa thì nhượng lại cho câu lạc bộ bóng đá địa phương Geylang United. Vào đầu những năm 2000, tòa nhà thuộc sở hữu của Eagle Crest Plaza, đã được thế chấp cho ngân hàng thương mại đầu tiên của Đài Loan, sau đó thì được ngân hàng bán với giá 7,5 triệu đô la vào năm 2003.

Rạp chiếu phim Paradise (hoặc nhà hát Palace), đường East Coast (1965 - 1992)

Rạp chiếu phim Paradise (Tân Hải Yến Hí Viện), còn có tên gọi là nhà hát Palace (Lệ Cung Hí Viện) hoặc trung tâm Palace, nằm ở ngã ba đường East Coast và Brooke. Từ những năm 60 đến thập niên 80, nó là một trong ba rạp chiếu phim tại Katong; Odeon-Katong và Roxy là hai cái còn lại.

Trong những năm 70, rạp chiếu phim Paradise thuộc sở hữu của tập đoàn Cathay, đã được bán cho Chong Gay Group. Năm 1989, rạp chiếu phim được bầu chọn là một trong những rạp chiếu phim Đài Loan ở Singapore bán chạy nhất bởi những diễn viên đoạt giải Golden Horse từ Liên hoan phim Đài Loan.

Vào đầu những năm 90, rạp chiếu phim kết thúc hoạt động kinh doanh của mình và các cơ sở được chuyển đổi thành một địa điểm biểu diễn trực tiếp, có tên là nhà hát Sin Kim Kok. Ngày nay, tòa nhà Eastgate thay thế vị trí của nó.

Nhà hát Paramount, đại lộ Portchester (1962 - 1983)

Nhà hát Paramount (Bách Nhạc Môn Hí Viện) tại Serangoon Gardens không chỉ là một rạp chiếu phim vào thời hoàng kim của nó. Nó cũng được sử dụng như một địa điểm cho các hoạt động cầu nguyện và gây quỹ của người Tin Lành.

Khi rạp chiếu đóng cửa vào năm 1983, tòa nhà Paramount đã trải qua nhiều biến đổi để bắt nhịp với tốc độ phát triển. Nó trở thành rạp chiếu phim đầu tiên ở Singapore được chuyển đổi thành siêu thị khi nhà bán lẻ nổi tiếng Fitzpatrick chi 1,1 triệu đô la để cải tạo cơ sở cho thuê làm chi nhánh thứ 8.

Sau khi bị phá hủy, vị trí của nó đã bị chiếm đóng bởi Serangoon Gardens Village trong hơn một thập kỷ. Ngày nay, myVillage @Serangoon Garden nằm ở vị trí đó.

Rạp chiếu phim Paris, phố Victoria (1904 - chưa xác định được)

Rạp chiếu phim Paris (Ba Lê Hí Viện) được coi là rạp chiếu phim đầu tiên của Singapore, được xây dựng vào năm 1904 bởi một công ty trang sức Ấn Độ.

Rạp chiếu phim Pavilion, trung tâm Tampines (1993 - đầu những năm 2000)

Rạp chiếu phim Pavilion (Đông Nghệ Hí Viện) là rạp chiếu phim đầu tiên được khai trương tại thị trấn mới Tampines. Thuộc sở hữu của tập đoàn Cathay, nó được mở cửa vào năm 1993 và đóng cửa vào đầu những năm 2000. Trung tâm mua sắm Tampines 1 hiện đang thay thế vị trí của nó.

Nhà hát Pavilion, đường Orchard (những năm 1920 - 1950)

Được khai trương vào những năm 1920, nhà hát Pavilion ban đầu được gọi là nhà hát Palladium. Vị trí của nó nằm trên đường Orchard cũ, trước đây từng là trung tâm mua sắm của các chuyên gia.

Rạp chiếu phim là một phần của doanh nhân thành đạt người Do Thái, Joseph Aaron Elias (1881-1949).

Sau Thế chiến thứ hai, nhà hát Pavilion được mua lại bởi tập đoàn Shaw, khi áp dụng lệnh cấm hút thuốc lá trong rạp, nó trở thành một trong những rạp chiếu phim có máy lạnh đầu tiên ở Singapore áp đặt một quy tắc như vậy.

Năm 1954, nhà hát Pavilion đã bị đăng lên trên bản tin trong về việc người quản lý của nó bị truy tố vì đã biển thủ thu nhập hàng ngày của rạp chiếu phim.

Nhà hát Peking, đường Pipit (những năm 1960)

Nhà hát Peking từng là một rạp chiếu phim nhỏ ngoài trời tại MacPherson.

Picturehouse, Tòa nhà Cathay (1990 - 2000)

Tòa nhà Cathay được mở rộng ra vào năm 1990, có một nhà hàng và một rạp chiếu phim nhỏ mang tên Picturehouse. Mới đầu nó được sử dụng để sàng lọc các bộ phim nghệ thuật toàn cầu, sau đó nó bao gồm thêm các phim bom tấn của Hollywood. Picturehouse, cùng với tòa nhà Cathay cũ, đã bị phá hủy sau năm 2000 để tái phát triển.

Nhà hát Plaza, Jalan Sultan (cuối những năm 1970 - 1995, 1999 - 2000)

Nhà hát Plaza thuộc sở hữu của tập đoàn Eng Wah (Quang Huy Hí Viện) đã từng nằm trên tầng 7 của trung tâm dệt may bên cạnh Sultan Plaza. Nó được sử dụng để sàng lọc các bộ phim tiếng Anh và tiếng Trung.

Sau khi đóng cửa, nó được nhà thờ sử dụng một thời gian ngắn để làm nơi tổ chức các buổi nhóm thờ phượng. Năm 1999, rạp chiếu phim đã trở lại, nó chủ yếu trình chiếu những bộ phim tiếng Tamil và Hindi.

Nhà hát Premier, Claymore Drive (cuối những năm 1970 - đầu những năm 1980)

Nhà hát Premier (Huy Hoàng Hí Viện) là rạp chiếu phim duy nhất tại Orchard Towers sau khi tòa nhà văn phòng bán lẻ 18 tầng được hoàn thành vào năm 1975.

Rạp chiếu phim đã hoạt động ở tầng thứ tư trong thập niên 80. Sau khi nó bị đóng cửa, căn cứ rộng 16.000 feet vuông của nó đã được một câu lạc bộ gọi là Top10 tiếp quản. Năm 2006, Top10 được mở cửa trở lại với tên Top5.

Nhà hát President, đường Balestier (1973 - 1996)

Tập đoàn Shaw sở hữu rạp hát President (Tổng Thống Hí Viện) bao gồm 1200 chỗ ngồi đã khai trương vào cuối tháng 8 năm 1973. Nó là một phần của dự án hàng triệu đô của Shaw tại Shaw Plaza 8 tầng, nơi cũng bao gồm một nhà hàng, một trung tâm thương mại, căn hộ và một bãi đỗ xe nhiều tầng.

Đây là một địa điểm mua sắm và xem phim nổi tiếng của người Singapore trong hơn 20 năm, tòa nhà cuối cùng đã bị phá hủy vào năm 1996 cùng với nhà hát Hoover để nhường chỗ cho việc xây dựng Shaw Plaza-Twin Heights mới.

Nhà hát Prince, đường Beach (đầu những năm 1970 - 2008)

Rạp chiếu phim Princess/Rajah, trung tâm thị trấn Bedok (1983-2008)

rạp chiếu phim singapore

Rạp chiếu phim Princess / Rajah (Công Chủ/Vương Tử Hí Viện) là rạp cuối cùng trong số bốn rạp chiếu phim ở trung tâm Bedok bị đóng cửa, được biết đến rộng rãi với giá vé tương đối rẻ hơn cũng như ghế ngồi chất lượng và màn hình tốt.

Các quy tắc khá thoáng của rạp chiếu phim khu phố này cũng là một điểm cộng, vì khán giả có quyền tự do mang tất cả các loại thức ăn vào rạp chiếu phim. Nhưng thỉnh thoảng, có những lời phàn nàn rằng ai đó đã bị bắt vì họ hút thuốc trong rạp chiếu phim, hoặc người điều khiển tắt máy lạnh để tiết kiệm tiền khi ít người xem.

Các rạp chiếu phim ở trung tâm Bedok đã chứng kiến sự bùng nổ kinh doanh trong những năm 80 và 90. Nhưng đến cuối những năm 2000, tất cả 4 rạp đã phải đóng cửa do sự lui đến của người xem ngày càng suy giảm. Ngay cả vé rẻ cũng không còn thu hút được đám đông nữa. Khi Princess/Rajah đóng cửa trong năm 2008, giá vé của nó vẫn rẻ hơn 30% so với những rạp trong thị trấn.

Nguồn: remembersingapore
Dịch: Haba

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."