Văn hóa Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái EFG

Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái EFG

Đăng vào ngày trong Tin tức 971

Dưới đây là danh sách các rạp chiếu phim thời xưa của Singapore, hầu hết trong số này đã bị đóng cửa. Những rạp chiếu phim hiện đại sẽ không được kể đến ở đây.

Rạp chiếu phim East Shore, Stadium Walk (những năm 1990)

Trước đây được gọi là Leisure-Drome (Nhạc Tâm Cung Hí Viện), rạp chiếu phim East Shore (Đông Tân Hí Viện) thuộc sở hữu của tập đoàn Cathay trong những năm 90. Sau khi nâng cấp lên ba hội trường (East Shore 1, 2 và 3), nó đã nhận được giấy phép giải trí công cộng đầu tiên vào năm 1994.

Các cơ sở bây giờ được biết đến như là công viên giải trí Kallang..

Nhà hát Empire, đường Neil (1916 - chưa được xác định)

Khai trương vào năm 1916 tại ngã ba đường Tanjong Pagar, South Bridge và Neil, nhà hát Empire sau đó trở thành rạp chiếu phim bằng gỗ của chủ sở hữu T. S. Kung, đối tượng họ nhắm vào là cư dân ở Tanjong Pagar, Keppel Harbour và Pasir Panjang.

Rạp có khả năng chứa 900 khán giả, ghế được làm bằng gỗ, nhà hát chủ yếu chiếu các bộ phim không lời của Mỹ. Vào đêm khai mạc, T. S. Kung đã thể hiện sự hào phóng của mình bằng cách quyên góp thu nhập ban ngày cho quỹ Hội Chữ Thập Đỏ Anh Quốc.

Năm 1926, rạp chiếu phim được anh em nhà Shaw thuê lại với giá 2.000 đô la một tháng.

Rạp chiếu phim Empress, trung tâm thành phố Clementi (những năm 1980 - 2010)

Thuộc sở hữu của tập đoàn Eng Wah, rạp chiếu phim Empress (Hoa Thanh Hí Viện) đã trở thành cột mốc lịch sử tại trung tâm Clementi trong hơn ba thập kỷ. Năm 1993, rạp chiếu phim đã được tân trang, với các nhà hát được nâng cấp thành ba hội trường tên là Empress 1, 2 và 3.

Nó ngừng hoạt động vào năm 2010 và tòa nhà đã bị phá hủy vào giữa năm 2012. Khu vực này được mong đợi sẽ hồi sinh như một rạp chiếu phim hoàn toàn mới sau khi hoàn tất việc tân trang trung tâm thị trấn Clementi, dự kiến vào năm 2013.

Rạp chiếu phim Eng Wah, nhiều địa điểm khác nhau (từ thập niên 1980 đến nay)

Vào những năm 80, Tổ chức Eng Wah có một rạp chiếu phim ngoài trời tại Làng Hà Lan.

Sau giữa những năm 90, tập đoàn Eng Wah bắt đầu mạo hiểm xâm nhập vào các thị trấn mới. Nó đã mở một chi nhánh rạp chiếu phim tại trung tâm Paris Ris khi trung tâm mua sắm White Sands khai trương vào năm 1996. Tuy nhiên, do thiếu lượng người đến tại thị trấn tương đối mới ở phần phía đông Singapore, rạp chiếu phim đã đóng cửa vào cuối của những năm 90.

Rạp chiếu phim Eng Wah bào gồm 6 màn hình, 1200 chỗ ngồi, tọa lạc tại Sun Plaza, là nguồn giải trí chính cho cư dân ở Sembawang khi nó được khai trương vào năm 1998. Nó đóng cửa vào năm 2009 sau một thập kỷ hoạt động.

Các rạp chiếu phim của Eng Wah tại Suntec và West Mall (Bukit Batok), được khai trương vào năm 1998, vẫn còn đang hoạt động.

Rạp chiếu phim Gala, đường Upper Bukit Timah (cuối những năm 1970 - giữa những năm 1990)

Có một rạp chiếu phim cũ gọi là Gala (Gia Tân Hí Viện) tại trung tâm mua sắm Bukit Timah. Được điều hành bởi tập đoàn Eng Wah, rạp có sự pha trộn trong việc trình chiếu các bộ phim Tamil và Trung Quốc, và được nhiều người dân địa phương và khách du lịch Malaysia ưa chuộng trong suốt thập niên 80.

Trung tâm mua sắm Bukit Timah đã có tuổi phải trải qua một sự sụt giảm đáng kể về lượng khách, rạp chiếu phim đã buộc phải đóng cửa vào giữa những năm 90.

Nhà hát Gala, đường Beach

Xem phần nhà hát Alhambra.

Rạp chiếu phim Galaxy (trước đây là nhà hát Apollo/Garrick), đường Onan (những năm 1930 - 1980)

Nằm ở ngã ba đường Geylang và Onan, rạp chiếu phim Galaxy là một phần của The Galaxy, một trung tâm mua sắm kiêm chiếu phim nhằm phục vụ phần lớn cộng đồng người Hồi giáo tại Joo Chiat. Ngoài phim Malay, rạp còn chiếu các bộ phim Trung Quốc với phụ đề tiếng Anh và tiếng Malay.

Rạp chiếu phim Galaxy trước đây được gọi là nhà hát Apollo ở những năm 1930.Nó đã được mua lại bởi Lim Chong Pang, con trai của Lim Nee Soon, và đổi tên nó thành nhà hát Garrick.Trước Thế chiến thứ hai, nhà hát Garrick là một trong những rạp chiếu phim nổi bật nhất ở Singapore.

Nó bây giờ được biết đến như là Hiệp hội cải đạo Hồi giáo của Singapore.

Nhà hát Golden City, Margaret Drive (1965-1984)

sing

Có ba rạp chiếu phim ở Margaret Drive của Queenstown vào những năm 80, cụ thể là Venus, Golden City và Queenstown/Queensway.

Cả nhà hát Venus (Kim Đô Hí Viện) và nhà hát Golden City (Kim Thành Hí Viện) đều chuyên về phim kinh dị và phim võ thuật của Đài Loan.Các rạp chiếu phim được đề xuất bởi Singapore Improvement Trust (SIT - một tổ chức giúp cải thiện đời sống cho người dân) vào đầu năm 1958, nhưng dự kiến ban đầu là rạp sẽ được xây dựng tại đường Dundee.

Sau khi Ban Phát triển Nhà ở (HDB) tiếp quản SIT, họ đã xây dựng các rạp chiếu phim đôi tại Margaret Drive để phục vụ nhu cầu giải trí của cư dân tại Duchess Estate.

Các địa điểm của cả hai rạp chiếu phim hiện đang bị chiếm đóng bởi các nhà thờ của The Fisherman of Christ Fellowship và Church of Our Saviour.

Nhà hát Golden Sultan, Jalan Sultan (1981 - đầu những năm 2000)

Nhà hát Golden Sultan (Kim Hoàng Hí Viện) của tập đoàn Cathay trước đây nằm dọc theo đường Jalan Sultan, thuộc đường Beach. Cơ sở của nó tại Sultan Plaza hiện đang bị chiếm đóng bởi một hộp đêm.

Nhà hát Golden, tòa nhà Golden Mile Tower (những năm 1970 đến nay)

golden

Nằm trong tòa nhà Golden Mile Tower tại đường Beach, nhà hát Golden (Hoàng Kim Hí Viện) được khai trương vào đầu những năm 70, rạp trình chiếu các bộ phim Trung Quốc là chủ yếu cho đến những năm 90. Ba hội trường được đặt tên là Golden 1, Golden 2 và Golden Studio, sau đó nhà hát đã được đem ra đấu giá nhằm khôi phục tình trạng kinh doanh bế tắc của rạp chiếu phim.

Có một khoảng thời gian, nhà hát Golden đã chiếu các bộ phim khiêu dâm nhưng hiện đã chuyển sang phim bom tấn Hindi và Tamil từ Bollywood và Kollywood của Ấn Độ.

Rạp chiếu phim Great World, đường Kim Seng (1958 - 1978)

sing

Công viên giải trí Great World được phát triển vào những năm 1930 bởi Lee Choon Yung tại một khu được bao quanh bởi đường Kim Seng, River Valley và Zion.Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã bán lại đất cho anh em nhà Shaw.

Sau chiến tranh, Shaw nâng cấp công viên và mở cửa trở lại vào năm 1958. Sự nổi tiếng của nó tăng vọt, nhiều người đã đổ xô đến công viên để ăn uống, xem xiếc, đi lễ hội và xem phim. Bốn rạp chiếu tại Great World là Canton (Nghiễm Đông Hí Viện), Atlantic (Đại Tây Dương Hí Viện), Sky (Thanh Thiên Hí Viện) và Globe (Hoàn Cầu Hí Viện).

Rạp chiếu xen kẽ các bộ phim Trung Quốc, Quảng Đông và Phương Tây, các rạp chiếu phim đã sống sót lâu hơn Great World sau khi nó đóng cửa vào tháng 3 năm 1964. Chúng tồn tại cùng với các nhà hàng cho đến năm 1978, tập đoàn Shaw bán lại đất cho Robert Kuok của Malaysia.

Việc xem phim tại Great World là một trò tiêu khiển xa xỉ đáng kể đối với nhiều người, trong đó giá vé xem phim trong những năm 60 là 50 xu.Trong buổi công chiếu phim bom tấn của Trung Quốc, dòng người xếp hàng để chờ đợi có thể kéo dài đến tận Kim Seng Bridge. Người hâm mộ sẽ phải dậy sớm lúc 5 giờ sáng mới có thể xếp hàng được.

Nguồn: remembersingapore
Dịch: Haba

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."