Văn hóa Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái HIJK

Bạn có biết đây chính là những rạp chiếu phim đầu tiên tại Singapore bắt đầu bằng các chữ cái HIJK

Đăng vào ngày trong Tin tức 904

Dưới đây là danh sách các rạp chiếu phim thời xưa của Singapore, hầu hết trong số này đã bị đóng cửa. Những rạp chiếu phim hiện đại sẽ không được kể đến ở đây.

Rạp chiếu phim Happy/Gay World, đường Mountbatten (1945 - 2000)

Khi Happy World được đặt giữa cung đường Geylang và Mountbatten vào năm 1936, nó là một công viên giải trí với nhiều trò giải trí khác nhau như đấu quyền anh và chiếu phim, nhà hát Victory Theatre là rạp chiếu phim chính của nó.

Nhà hát Victory được thành lập bởi Goh Eng Wah, người sáng lập tập đoàn Eng Wah, vào năm 1945. Nó rất nổi tiếng mặc dù nó đã chiếu nhiều bộ phim tuyên truyền của Nhật Bản vào cuối Thế chiến thứ hai.

Với sự thành công trong việc đầu tư vào nhà hát Victory (Thắng Lợi Hí Viện), Goh Eng Wah mở rộng kinh doanh của mình và mua lại nhà hát Happy (Khoái Nhạc Hí Viện) gần đó và nhà hát Silver City (Ngân Quốc Hí Viện) sau chiến tranh. Các rạp chiếu phim của tập đoàn Eng Wah tại Happy World đều chuyên về phim Trung Quốc trong những năm 50 và 60.

Một rạp chiếu phim khác tại Happy World là nhà hát New Victory (Tân Thắng Lợi Hí Viện), một rạp chiếu phim nhỏ trình chiếu các bộ phim Malay và Indonesia trong những năm cuối thập niên 70.

Rạp chiếu phim thứ năm tại Happy World cũng là rạp chiếu phim nhỏ nhất, đó là rạp New Happy (Tân Khoái Nhạc Hí Viện). Rạp bắt đầu chiếu các bộ phim Tamil vào năm 1982, và khi cả ba rạp chiếu phim của Eng Wah đóng cửa vào năm 1987, rạp New Happy tiếp tục đấu tranh cho đến cuối những năm 90.

Happy World được đổi tên thành Gay World vào năm 1966 và đóng cửa vào năm 2000 như là một trong ba công viên giải trí nổi tiếng cuối cùng, còn lại là New World và Great World. Cùng với sân vận động Gay World (đổi tên thành sân vận động trong nhà Geylang), nó đã bị phá hủy một năm sau đó.

Nhà hát Hollywood, đường Tanjong Katong (1959 - 1995)

Từng lần nổi tiếng với những bộ phim bom tấn Trung Quốc và sự xuất hiện của các siêu sao Hong Kong Fung Bo Bo và Siao Fong Fong, Nhà hát Hollywood (Hảo Lai Ổ Hí Viện) đã kéo dài gần 40 năm từ cuối những năm 50 đến giữa những năm 90.

Sau khi đóng cửa vào năm 1995, tòa nhà được cho nhà thờ City Harvest thuê lại  trong 6 năm trước khi nhà thờ chuyển đến cơ sở thường trú tại Jurong West.

Nhà hát Hoover, đường Balestier (1960 - 1989, 1992 - 1996)

Nhà hát Hoover (Hào Hoa Hí Viện) là một sự lựa chọn dễ dàng cho những người hâm mộ phim võ thuật của anh em nhà Shaw trong những năm 60 và 70. Được khai trương vào năm 1960, rạp chiếu phim bao gồm 900 chỗ ngồi chủ yếu phục vụ cho người Trung Quốc tại Balestier, mặc dù nó cũng chiếu các bộ phim tiếng Anh và Ấn Độ. Giá vé dao động từ 1 đến 3 đô la.

Với sự suy giảm của những bộ phim võ thuật vào những năm 80, nhà hát Hoover đã bị đóng cửa vào tháng 12 năm 1982 do hoạt động kinh doanh kém. Tuy nhiên, nó được khởi động lại với tên gọi là nhà hát Hoover Live một năm sau đó, nhưng được sử dụng để tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp.Năm 1989, tòa nhà được một nhà thờ tư nhân thuê lại, gọi là His Sanctuary Services.

Hoover đã trở lại như một rạp chiếu phim lần nữa vào năm 1992 khi nhà thờ đó không gia hạn hợp đồng thuê nhà. Tòa nhà được mở cửa trở với tên gọi rạp chiếu phim New Hoover, nó là rạp đầu tiên thường xuyên chiếu các bộ phim Tamil, Sinhalese, Malayalam và Hindi ở Singapore.

Sau khi rạp công chiếu bộ phim Ấn Độ cuối cùng vào năm 1996, tòa nhà đã bị đóng cửa và phá hủy cùng với nhà hát President để xây dựng Shaw Plaza-Twin Heights mới. Khai trương vào năm 1999, Shaw Plaza hiện bao gồm một rạp chiếu phim sáu màn hình được trang bị các hệ thống âm thanh kỹ thuật số mới nhất được gọi là Balestier Cineplex.

Nhà hát Imperial, đường Upper Thomson (1970 - 1985)

sing

Nhà hát Imperial (Kinh Đô Hí Viện) bắt đầu hoạt động kinh doanh phim trên con đường Upper Thomson từ năm 1970.Nó nằm ngay bên cạnh trung tâm cộng đồng Thomson ngày nay.

Vào những năm 70, một dãy các cửa hàng cũ với mái kẽm được xếp hàng bên cạnh rạp chiếu phim, và có rất nhiều gian hàng bán bánh kẹo và đồ chơi cho khán giả đến xem phim.Vào giữa thập niên 80, rạp chiếu phim đã phải chịu sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của mình và buộc phải đóng cửa.Tòa nhà tạm thời được sử dụng cho các dịch vụ thờ phượng của Giáo Hội Cơ Đốc Giáo Glory Joy.

Ngày nay, rạp chiếu phim không còn nữa, và thay thế vị trí của nó là Thomson Imperial Court.Từ "Imperial" trong tên của nó là phần còn lại duy nhất của rạp chiếu phim nổi tiếng trước đây.

Nhà hát Jade, đường Beach (1977 - 2008)

Nhà hát Jade (Phỉ Thúy Hí Viện) và nhà hát Prince (Thái Tử Hí Viện) đã chính thức khai trương vào năm 1977 bởi tập đoàn Shaw tại Shaw Towers, được xây dựng sớm hơn vào năm 1970, trước đây đã từng là nhà hát Alhambra và Marlborough.

Vào năm 1988, cả hai nhà hát được mở rộng thành hai hội trường, được gọi là Jade 1 và Jade 2, và Prince 1 và Prince 2, dưới kiểu mẫu mới của cineplexes. Bộ phim đầu tiên được trình chiếu tại Prince là Dragons Forever của Thành Long. Năm 1991, Jade 2 được chuyển đổi thành Jade Classic (Tân Nghệ Hí Viện) để phục vụ cho những khán giả ưa thích nghệ thuật.

Vào năm 1996, các rạp chiếu phim tại Shaw Towers đã được bán cho United Artists, 4 đại sảnh đã được đổi tên thành Grand Prince, Alhambra, Royal Jade và Emerald. Các rạp chiếu phim được Shaw mua lại sau đó vào năm 2001 trước khi đóng cửa 7 năm sau đó.

Rạp chiếu phim Jalan Kayu, Jalan Kayu (những năm 1960 - 1980)

Trước đây có một vài rạp chiếu phim nhỏ ở Jalan Kayu giữa những năm 60 và thập niên 80. Chủ yếu là chiếu phim võ thuật Trung Quốc, các rạp chiếu phim (Vĩnh Hoa Hí Viện, Quốc Hoa Hí Viện, Tinh Quang Hí Viện) đã đáp ứng nhu cầu giải trí cho những cư dân hầu hết là nông dân sống quanh Sengkang ngày nay.

Rạp chiếu phim Jubilee, Trung tâm Ang Mo Kio (1979 - 2010)

Là một rạp chiếu phim tại trung tâm Ang Mo Kio thuộc sở hữu của tập đoàn Eng Wah, rạp chiếu phim Jubilee (Quang Hoa Hí Viện) có lẽ là nhỏ nhất so với Broadway và New Crown/New Town trong những năm 90. Tên Jubilee có thể bắt nguồn từ nhà hát Jubilee nổi tiếng ở đường North Bridge, cũng thuộc sở hữu của Eng Wah và nó đã bị đóng cửa vào giữa thập niên 90.

Cư dân Ang Mo Kio sẽ nhớ tòa nhà nhỏ màu trắng với tiệm Pizza Hut hoạt động ở tầng trệt và Jubilee ở tầng hai. Rạp chiếu phim đã đóng cửa vào tháng 12 năm 2010.

Nhà hát Jubilee, đường North Bridge (những năm 1930 - 1970)

Được khai trương vào những năm 1930 bên cạnh khách sạn Raffles, nhà hát Jubilee (Quang Hoa Đại Hí Viện) đã rất nổi tiếng trong những ngày đầu. Nó được mua bởi Goh Eng Wah vào năm 1966, hai năm trước khi ông thành lập tập đoàn nhà hát Eng Wah.

Nhà hát sau đó bị phá hủy để mở rộng khách sạn Raffles.

Nhà giải trí Jubilee Hall xây theo phong cách thời Victoria của Raffles Hotel được đặt tên theo rạp chiếu phim nổi tiếng này trong những ngày đầu hoạt động.

Rạp chiếu phim Jurong Drive-in, đường Yuan Ching (1971 - 1985)

Được khai trương bởi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Jek Yeun Thong vào tháng 7 năm 1971 tại Đường Yuan Ching (gần Vườn Trung Quốc và Nhật Bản), rạp chiếu phim Jurong Drive-In (Dụ Lang Đại Ảnh Tràng) đã tạo ra tiếng vang giữa những người Singapore. Đó là một dự án táo bạo của tập đoàn Cathay; là loại hình đầu tiên ở Singapore và Malaysia, và lớn nhất ở châu Á.

Khi màn đêm buông xuống, hàng tá xe ô tô được đậu cách gọn gàng trước màn hình khổng lồ. Có những trụ điện kết nối loa cho những khách quen ngồi trong xe. Đây là một trải nghiệm mới mẻ đối với nhiều người, nhưng thời tiết đôi khi đã khiến cho họ không thể cầm cự nổi, đặc biệt là vào những đêm ẩm ướt hoặc những ngày mưa.

Tuy nhiên, rạp chiếu phim độc đáo này đã thành công, thu về khoảng 12.000 đô la Singapore trong một buổi tối, thu nhập cao nhất trong một ngày khi họ chiếu bộ phim Big Boss của Lý Tiểu Long. Rạp chiếu phim Jurong Drive-In đã đóng cửa vào tháng 9 năm 1985 và không gian này hiện đang được Fairway Club của Palm Resort quản lý.

Nhà hát Kallang (cũ), Stadium Walk (những năm 1970 - 1986)

Là nhà hát thương mại lớn nhất Đông Nam Á vào những năm 70, nhà hát Kallang (Gia Lãnh Hí Viện) ban đầu được xây dựng như một rạp chiếu phim nhưng được chuyển đổi thành nhà hát phục vụ cho nghệ thuật vào năm 1986 khi nhà hát Quốc gia mang tính biểu tượng bị phá hủy. Với chi phí 15 triệu đô la, nhà hát Kallang được trang bị 100 loa và 2400 chỗ ngồi tách biệt trong 4 lớp học.

Trong suốt hai thập kỷ, nó được sử dụng cho các vở kịch/nhạc kịch quốc tế và địa phương. Tấm màn nhà hát Kallang bị vén xuống vào năm 2007 khi địa điểm biểu diễn nghệ thuật được chuyển đến Esplanade - Nhà hát trên vịnh.

Nhà hát King’s, đường Kim Tian (những năm 1950 - đầu thập niên 1980)

rạp chiếu phim singapore

Nhà hát The King's (Tuyền Cung Hí), một địa danh đáng chú ý tại đường Kim Tian của Tiong Bahru trong những năm 60, rạp chủ yếu chiếu các bộ phim phim nói tiếng Amoy (hoặc Phúc Kiến).

Khi những bộ phim Amoy không còn phổ biến vào cuối những năm 60, nhà hát King đã được mua lại bởi Goh Eng Wah vào năm 1968, ông đã làm cho doanh nghiệp mình phất lên bằng cách trình chiếu các bộ phim Trung Quốc.

Đường Kim Tian giờ đây được sử dụng để làm nhà ở.

Nhà hát Kok Wah, đường Yio Chu Kang (những năm 1960 - 1980)

Có một lần hai rạp chiếu phim kampong nhỏ ở ngã ba đường Upper Serangoon và đường Yio Chu Kang, được biết đến với một tên gọi khá dễ thương là ow gang ngor kok jio, hay Hougang năm cột cây số. Một trong số đó là nhà hát Kok Wah (Quốc Hoa Hí Viện), chủ yếu chiếu phim Trung Quốc, Quảng Đông và Teochew. Cái còn lại là nhà hát Mercury chủ yếu chiếu phim tiếng Anh.

Giữa những năm 60 và 80, hai rạp chiếu phim được cư dân ở làng Chia Keng và đường Lim Tua Tow biến đến nhiều hơn. Sau khi các rạp chiếu phim bị phá hủy, một tòa nhà có tên là Kovan Center được xây dựng trên tại 2 địa điểm đó. Kovan Center sau đó cũng bị phá hủy vào cuối những năm 2000, và được thay thế bằng một tòa nhà mới có tên Space @Kovan, dự kiến hoàn thành vào năm 2016.

Rạp chiếu phim Kong Chian (cũng là rạp chiếu phim Central), trung tâm Toa Payoh (1972 - 1987)

Rạp chiếu phim Kong Chian (Quang Tiền Hí Viện) là rạp chiếu phim đầu tiên của Toa Payoh, được tập đoàn Cathay mở cửa vào năm 1972 và nằm gần thư viện Toa Payoh với những đài phun nước được ví như là biểu tượng của nơi này. Trong thập niên 80, nó là một trong hai rạp chiếu phim tại thị trấn mới của Toa Payoh, cái kia là rạp chiếu phim Toa Payoh.

Rạp chiếu phim nhỏ điển hình này sau đó được cải tạo và đổi tên thành rạp chiếu phim Central (Trung Ương Hí Viện), rạp chiếu phim Kong Chian chiếu hầu hết các phim Hồng Kông, Trung Quốc và thậm chí cả Bắc Hàn. Sau khi đóng cửa vào năm 1987, tòa nhà đã bị bán cho MacDonald và bây giờ được gọi là 600@Toa Payoh.

Nhà hát Kreta Ayer People's, Chinatown (những năm 1970 - cuối những năm 1990)

Được xây dựng với chi phí 100.000 đô la, Nhà hát Kreta Ayer People's (Ngưu Xa Thủy Nhân Dân Kịch Tràng) chính thức khai trương vào tháng 3 năm 1969, là nơi trình diễn các vở opera Trung Quốc và quảng bá nghệ thuật.

Vào những năm 70, tập đoàn Cathay đã ký hợp đồng để trình chiếu các bộ phim Quảng Đông của Hồng Kông tại nhà hát Kreta Ayer People's. Việc này kéo dài đến giữa những năm 90 khi Golden Village tiếp quản trong một thời gian ngắn.

Ngày nay, nhà hát Kreta Ayer People's không còn chiếu phim nữa, nhưng nó hoạt động như một trung tâm nghệ thuật cộng đồng.

Nguồn: remembersingapore
Dịch: Haba

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."