Top Phụ nữ công sở dưới góc nhìn của những bộ phim về đề tài nghề nghiệp Nhật Bản

Phụ nữ công sở dưới góc nhìn của những bộ phim về đề tài nghề nghiệp Nhật Bản

Đăng vào ngày trong Tin tức 2794

Họ là những người phụ nữ mạnh mẽ, xinh đẹp, thông minh và có nhiều lúc còn rất hài hước, giúp cho những bộ phim thường có đề tài khô khan như thế này trở nên dễ chịu và đáng nhớ hơn.

first

Dường như ngày càng có nhiều phim truyền hình khắc họa hình ảnh những cô gái văn phòng ở Nhật Bản, và tôi thấy đây là một sự tiến bộ vượt bậc về văn hóa. Có một số bộ phim đã trở thành series nổi tiếng bởi vì cách mô tả kịch tính của nó phần nào phản ánh những con người thật, những người làm việc chăm chỉ trong thế giới thực. Những series này khắc họa hình ảnh những người phụ nữ Nhật cần mẫn, họ không chỉ phải cố gắng vượt qua những thử thách trong công việc mà họ còn phải cố gắng sinh tồn trong một môi trường truyền thống là nam giới. Những bộ phim này đã tiếp thêm năng lượng cho các khán giả nữ cho một ngày mai tươi sáng.

Vào những năm cuối 90...

Một số những bộ phim nổi tiếng trong thời kì này nói về những người phụ nữ làm việc trong môi trường khó khăn. Những cô gái này vẫn còn được thể hiện qua những “công việc dành cho nữ giới” điển hình nhưng họ đều được tôn trọng bởi sự cống hiến của mình. Ví dụ như Nurse no Oshigoto (1996, 1997, 2000, 2003) do Mizuki Arisa và Matsushita Yuki đóng chính đều trở thành hit và được quay tận 5 phần và một phim điện ảnh. Hơn bộ phim y khoa nghiêm túc như ER hay câu chuyện lãng mạn như Grey’s Anatomy, đây là bộ phim truyền hình hài hước với những nội dung chạm đến trái tim người xem về công việc của một y tá trong bệnh viện lớn.

Một hit khác trong thời kì này là Shomuni (1998, 2000, 2002, 2003, 2013) được quay 4 phần và 3 tập đặc biệt. Diễn viên chính Esumi Makiko một nhóm trưởng trong “Shomu 2-ka” hay còn gọi là ban hành chính tổng hợp của một công ty thương mại. Cùng với 5 nhân viên tổng vụ khác, họ phải chạm trán với các phòng ban khác, vì sự đối xử và thành kiến bất công với phòng ban và thân phận phụ nữ của họ. Những cô gái trong trang phục văn phòng màu xanh da trời cùng váy ngắn và giày cao gót đã trở thành một biểu tượng huyền thoại, thể hiện được vẻ xinh đẹp và sự tự hào của những cô gái văn phòng đối với công việc của họ, chứ không phải chỉ là những người bưng trà thụ động.

Shoumi

Thậm chí trong thời kì này, hình ảnh nổi bật về những người phụ nữ là họ trong bộ đồng phục, như là đồng phục y tá và đồng phục văn phòng. Có thể nói rằng trong thời gian này mọi người vẫn còn có những thiên vị về giới tính trong các ngành nghề, cho nên số người phụ nữ làm việc chăm chỉ nhiều hơn đàn ông bởi vì họ phải đấu tranh trong một môi trường bị độc chiếm bởi nam giới.

Đầu những năm 2000...

Trong thời kì này, lực lượng lao động bất quy tắc đã trở thành một vấn đề xã hội, như những nhân viên tạm thời hay nhân viên hợp đồng, còn được biết đến với tên nhân viên “thuê ngoài”. Bộ Haken no Hinkaku (2007) do Shinohara Ryoko thủ vai chính, đã trở nên nổi tiếng vì nó phản ánh vấn đề này của những nhân viên nữ tạm thời và cách họ bị đối xử trong công ty. Những nhân viên tạm thời được thuê vì công ty có quá nhiều công việc, vì vậy họ vẫn phải làm việc như những nhân viên toàn thời gian khác nhưng với lương thấp hơn và không được hưởng đãi ngộ vì họ thường làm theo ca, và không giống như nhân viên toàn thời gian của công ty, họ bị xem như không có đóng góp trực tiếp cho công ty đó. Bộ phim này đã trở thành hit và làm các khán giả lưu tâm đến vấn đề nhân viên tạm thời, họ cho rằng những nhân viên này phải làm việc như nhân viên toàn thời gian nhưng luôn phải sống trong nỗi sợ bấp bênh rằng ngày mai liệu họ có tìm được công việc khác để kiếm sống hay không. Và một câu hỏi lớn hơn nảy sinh, “Họ sống để làm việc, hay làm việc để sống?”

haken

Hataraki Man cũng nói về những người phụ nữ cần cù với lượng công việc nhiều như đàn ông. Diễn viên chính Matsukata Hiroko (Kanno Miho thủ vai), là một biên tập viên cho một tạp chí tuần san, suốt ngày phải chạy qua chạy lại để phỏng vấn và viết bài về các scandal của các chính trị gia và người nổi tiếng. Công việc rất khó khăn đối với phụ nữ, về cả tinh thần lẫn thể xác. Nhưng Hiroko gọi đó là “otoko suicchi” Itạm dịch: bật mode đàn ông) bởi vì cô phải làm việc nhiều như những đồng nghiệp nam khác. Bởi vì cô rất chuyên tâm vào công việc nên thường xuyên không liên lạc với bạn trai mình và đấu tranh chống lại những định kiến khuôn mẫu về phụ nữ trong nơi làm việc. Không chỉ Hiroko, bộ phim còn miêu tả về những nhân viên cả nam lẫn nữ trong tạp chí (qua những lời độc thoại), cách họ làm việc và những triết lý của họ về công việc của mình và của những người khác. Bộ manga gốc của phim này được viết bởi Anno Moyoko và được chuyển thể thành anime trước khi có drama.

Những bộ phim này chắc chắn đã chứng minh được một điều là phụ nữ có thể làm việc tốt như đàn ông, và họ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng cũng có mặt trái bên cạnh những hy sinh của họ và Hataraki Man đã khắc họa vô cùng chân thực khía cạnh đó. Ngoài ra cũng có những bộ phim khác nhấn mạnh về vấn đề này. Cụm từ “Himono-onna” hay “cô nàng cá khô” đã trở thành một xu hướng từ sau bộ phim Hotaru no Hikari (2007, 2010, 2012) do Ayase Haruka thủ vai chính.

Ayase Haruka vào vai một cô nàng trẻ đẹp và chăm chỉ trong môi trường làm việc, nhưng khi cô vừa về nhà cô liền biến thành một người lười biếng, nghiện xem TV, thích uống bia và đọc truyện tranh. “Himono-onna” đã trở thành một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ những cô gái có tình huống giống như cô nhân vật chính trong Hotaru no Hikari. Một khía cạnh khác của nhân vật này là cô không yêu đương trong một thời gian dài nên cô dường như bị “vắt khô”. Dù cho có khía cạnh này thì thuật ngữ “himono-onna” vẫn phản ánh đa số hình ảnh các cô gái ở Nhật Bản. Và nó đã thành công đứng trong top 10 “Thuật ngữ thông dụng của năm” trong năm 2007.

hotaru

Những bộ phim gần đây...

Chúng ta đều nhận thấy được rằng phụ nữ có thể làm việc tốt như đàn ông. Vậy chúng ta có nhận xét gì về cách miêu tả ngày nay về những người phụ nữ làm việc?

Một trong những series mà tôi thích nhất là FIRST CLASS (2004) do Sawajiri Erika đóng chính, đã trở lại một cách ngoạn mục trong hạng mục phim truyền hình. Không chỉ Erika, Nanao cũng đã thể hiện vô cùng xuất sắc sự “bitchy” tự nhiên của mình qua vai diễn, khiến mọi người thậm chí tin rằng đây mới là con người thật của cô. Bộ phim này có nhiều chủ đề giống với The Devil Wears Prada, một cô gái mờ nhạt làm việc trong một tạp chí thời trang, nhưng FIRST CLASS đã kể ra nhiều vấn đề về một môi trường có quá nhiều phụ nữ, họ thể hiện, họ cạnh tranh, họ so bì về thứ bậc của mình bởi vì họ có nhan sắc và bối cảnh.

Không chỉ FIRST CLASS, có rất nhiều bộ phim nói về nữ giới làm việc trong ngành thời trang, với chủ đề chính là về sự ganh đua của các cô gái. Không chỉ ngành thời trang mà điều này còn xuất hiện trong bất cứ môi trường làm việc nào, luôn luôn có những xung đột trong mối quan hệ giữa con người, không chỉ riêng giữa đàn ông và phụ nữ và chính phụ nữ với nhau thậm chí còn phức tạp và khó giải quyết hơn cả.

Có vẻ như ngày càng có nhiều nhân viên nữ độc và lạ, nhưng đam mê của họ dành cho công việc là không thể chối cãi. Năm 2016, có rất nhiều kiểu phụ nữ đam mê công việc được khắc họa qua các bộ phim truyền hình. Kitagawa Keiko trong bộ phim Ie uru Onna là một người môi giới bất động sản với trái tim băng giá, cô sẵn sàng làm mọi thứ để bán được nhà và cô luôn thành công. Ishihara Satomi trong bộ phim Jimi ni Sugoi! Koetsu Girl Kono Etsuko là một cô gái đam mê thời trang, luôn mong muốn được làm việc cho một tạp chí thời trang của một công ty xuất bản lớn. Nhưng cô phải làm việc trong ban hiệu đính nhàm chán hay còn gọi là “Koetsu”, và cuối cùng cô cũng tìm được đam mê trong công việc này. Và cú hit lớn nhất chính là series Nigeru wa Haji da ga Yaku ni Tatsu, đã miêu tả vô cùng chân thực quan điểm của thế hệ trẻ ngày nay về công việc và hôn nhân.

jimini

Không cần phải đề cập, điệu nhảy Koi  cũng trở thành viral mê hoặc rất nhiều idol, người nổi tiếng và thậm chỉ là các nhân vật của Sanrio cũng phải nhún nhảy theo.

Chắc chắn, thời thế phần nào đã trở nên tốt đẹp hơn đối với những người lao động nữ, tuy nhiên, vẫn có những thứ đã ăn sâu vào gốc rễ, rập khuôn về loại công việc mà phụ nữ nên làm, phụ nữ nên được đối xử như thế nào chốn công sở, và cách nhìn nhận một người lao động nữ ra sao. Những bộ phim truyền hình không chỉ vẽ ra những câu chuyện thực tế về phụ nữ chốn công sở, mà còn trao quyền cho những người phụ nữ này định đoạt tương lai của mình, cho họ biết rằng họ không đơn độc trong cuộc chiến chống lại những định kiến này.

Nguồn: Tokyo Girls Update

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."