Văn hóa Các bé trai bao nhiêu mới gọi là “lớn” để không vào bồn tắm onsen của nữ ở Nhật Bản?

Các bé trai bao nhiêu mới gọi là “lớn” để không vào bồn tắm onsen của nữ ở Nhật Bản?

Đăng vào ngày trong Tin tức 5151

Một chuyên gia về trẻ em cân nhắc một câu hỏi lắt léo, đề ra một giải pháp có từ thời samurai.

Có một số suối nước nóng hoạt động theo kiểu konyoku, tức là nam và nữ đều dùng chung một bồn, tuy nhiên đa số các chỗ tắm ở Nhật Bản đều tách biệt nam và nữ, ngay cả khi nó là nơi tắm công cộng. Tuy nhiên luôn có ngoại lệ đối với trẻ nhỏ.

Logic này rất dễ hiểu. Thỉnh thoảng, một đứa trẻ có thể ở cùng với cha hoặc mẹ trong onsen hoặc sento (nhà tắm công cộng), và nếu như là một mẹ cùng con trai thì không lí nào lại gửi con ở bồn tắm nam một mình nếu cậu bé chưa đạt đến một độ tuổi nào đó. Vì vậy, có một câu hỏi được đặt ra là, độ tuổi đó là bao nhiêu.

Có những ý kiến cá nhân nghiêng về một số yếu tố như là cậu bé đó (đa số những lời phàn nàn đều vì những người mẹ đưa con trai vào bồn tắm nữ hơn là những người cha đưa con gái vào bồn tắm nam) đã đến mức thấy phấn khích khi nhìn thấy phụ nữ khỏa thân hay chưa, hoặc tạo ra một kí ức cụ thể về những gì cậu bé nhìn thấy hay không. Tuy nhiên, không có một cơ chế bất di bất dịch nào trong luật pháp Nhật Bản về việc cha mẹ không được đưa con vào bồn tắm khác giới. Nhiều người cho rằng khi đứa trẻ lên năm đầu tiểu học (6 tuổi ở Nhật) thì chúng phải bắt đầu sử dụng bồn tắm đúng với giới tính của mình.

Mặc dù những người mẫu nữ trong các quảng cáo onsen thường có khăn quấn quanh người, nhưng trên thực tế thì các khách hàng đều được yêu cầu phải tắm khỏa thân.

Onsen

Tuy nhiên tác giả chuyên về trẻ em Tateishi Mitsuko đã chỉ ra rằng quy định chung chung này có thể dẫn đến hiểu lầm và bất tiện. Ví dụ như những đứa trẻ cao và to con hơn so với tuổi thật có thể bị hiểu lầm là đã lớn tuổi, dẫn đến việc những khách hàng khác sẽ cảm thấy bất tiện khi có con trai trong bồn tắm nữ dù thực tế cậu bé chưa đủ lớn để tự tắm một mình. Một vấn đề khác mà Tateishi nêu ra là có những đứa trẻ đã lớn hơn nhưng bị tự kỉ hoặc có những vấn đề về thần kinh thì chúng cần phải có sự hỗ trợ của người mẹ trong lúc tắm.

Tateishi cũng tán thành với một triết lý là khi một cậu bé đã vào tiểu học thì người mẹ nên chuyển con ra khỏi bồn tắm nữ. Cô nói rằng ở độ tuổi đó, chúng nên học được cách tự cọ rửa và gội đầu một mình trước khi vào bồn tắm công cộng (theo như phong tục của người Nhật), và cũng nên biết cách quan sát phép xã giao tiêu chuẩn trong phòng tắm như là không được tóe nước, bơi, hay là làm khăn mặt rớt xuống nước.

Onsen

Tuy nhiên, Tateishi cũng nhận ra rằng trẻ em phát triển hoàn toàn khác nhau, và không phải đứa trẻ nào cũng có thể tự tắm được dù cho đã bắt đầu tiểu học. Đối với những trường hợp đó, cô khuyên họ nên chọn những khu tắm suối nước nóng có bồn tắm riêng cho gia đình, đồng thời cô cũng bày tõ hy vọng rằng các nhà tắm chung sẽ giúp khôi phục một phong tục có từ thời phong kiến Nhật Bản.

Tateishi giải thích, trong thời Edo, các nhà tắm công cộng thuê những người phục vụ được gọi là “sansuke”. Với một khoản phí, sansuke sẽ hỗ trợ một số dịch vụ như là kì lưng cho khách hàng. Tateishi nói rằng những dịch vụ này nên được thay đổi thành “trông trẻ đi tắm”, như vậy có thể giúp những đứa trẻ quá lớn để vào phòng tắm nữ với mẹ dễ dàng chuyển sang phòng tắm nam.

Tuy nhiên cũng có một số trở ngại nhanh chóng nảy sinh. Ngoài những khoản phụ thu, liệu những người mẹ có thấy thoải mái khi gửi con sang phòng tắm nam một mình, mà khi đó chúng sẽ phải khỏa thân trong suốt quá trình tắm cùng với người phục vụ, là một người hoàn toàn xa lạ. Dù cho xã hội Nhật đã đặt rất nhiều niềm tin với những người làm việc chuyên nghiệp, nhưng điều này hoàn toàn quá xa vời đối với bất kì người mẹ nào.

Giải pháp cho vấn đề mang trẻ em vào phòng tắm khác giới thực sự quá khó khăn, bởi vì cơ sở vật chất của onsen hay sento đều không cung cấp sự riêng tư như của khu tắm công cộng, và cũng không phải nơi đến nhanh đi nhanh như phòng thay đồ ở hồ bơi công cộng. Quan điểm của những nhà tắm truyền thống Nhật Bản là kéo dài thời gian tắm rửa và biến nó thành một nghi thức thư giãn, nên những người điều hành các bồn tắm không thể làm gì được với những lời than phiền từ các khách hàng khi họ không thích có con trai trong bồn tắm nữ. Tuy nhiên, với tỉ lệ mẹ đơn thân ngày càng tăng cao và tình yêu đối với onsen của đất nước này hơn một thập kỉ rưỡi qua thì đây là một chủ đề sẽ được tiếp tục đem ra tranh luận.

Nguồn: Sora News

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."