Văn hóa Văn hóa trên đồng yên Nhật: Nỗi bối rối tiền rượu và tiền mừng?

Văn hóa trên đồng yên Nhật: Nỗi bối rối tiền rượu và tiền mừng?

Đăng vào ngày trong Tin tức 788

"Phú quý sinh lễ nghĩa". Trong văn hóa Nhật Bản có những dịp một khoản tiền cần được chi ra để thể hiện chút thành ý. Hãy tìm hiểu vài dịp cần chi khi đến Nhật Bản nhé!

Tiền yen
(c) Donny Kimball

Ở Nhật Bản không bắt buộc chi tiền tip như ở Mỹ, nhưng lại có những dịp bạn nên gửi một khoản tiền như là cách tự thể hiện thành ý. Trong bài viết này tôi sẽ nói về một số trong những dịp đó, là một phần của phong tục và truyền thống Nhật Bản khi bạn cần gửi tiền để thể hiện sự biết ơn hoặc đồng cảm với điều gì đó hoặc ai đó.

Những truyền thống này là một phần của văn hóa Nhật Bản và là một điều bình thường đối với người dân bản địa, vì vậy nếu bạn ở Nhật Bản, tốt hơn là nên nhập gia tùy tục thôi.

1. Đám cưới và tang lễ

Đám cưới
(c) PhotoAC

Đám cưới và tang lễ là một số trường hợp khi bạn sẽ cần gửi một khoản tiền nếu bạn được mời. Trong cả hai nghi lễ, mọi người thường mang theo tiền yên Nhật, được bỏ vào một phong bì đặc biệt (祝儀袋 / Shugi-bukuro) và trao nó khi đến quầy lễ tân. Riêng với một đám cưới, nó có tên là Go-shugi (ご祝儀), một món tiền mừng để chúc mừng cô dâu và chú rể.

Còn với đám tang, phong tiền sẽ là Gokoden (ご香典), đó sẽ là tiền chia buồn để thể hiện sự cảm thông sâu sắc nhất của bạn với người đã khuất và gia đình của họ. Số tiền bạn đưa ra tùy thuộc vào mối quan hệ bạn có với người đó.

Nếu bạn không chắc chắn về phong tục, đừng ngại hỏi trước những người tham dự hoặc bạn bè Nhật Bản của bạn số tiền nào sẽ phù hợp. Các phong bì tiền mặt đặc biệt thường có sẵn tại các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị. Thông thường, phong bì sẽ đi kèm cà vạt đỏ-trắng dành cho đám cưới và đen-trắng dành cho đám tang.

Thực dụng hơn, liên quan đến đám cưới ở Nhật Bản, đôi khi người ta mua thẻ quà tặng cho các cặp vợ chồng mới cưới. Những món quà có cả thực phẩm, rượu sake hoặc bộ đồ ăn và các cặp vợ chồng mới cưới có thể tham khảo từ catalog đi kèm và chọn một món quà thật sự cần thiết và phù hợp với họ.

2. Quyên góp khi bạn cầu nguyện

Cầu nguyện
(c) PhotoAC

Osaisen (お賽銭) là một sự quyên góp được thực hiện khi cầu nguyện tại các đền thờ. Tuy nhiên, không giống như đám cưới hay đám tang, số tiền là tùy tâm và được thả trực tiếp vào hộp Osaisen. Phong tục này thực sự bắt đầu từ lâu khi người dân Nhật Bản thường dâng nông sản cho các vị thần khi cầu nguyện.

Có một truyền thống phổ biến rằng quyên đồng 5 yên, go-en (5円) sẽ mang lại may mắn, vì go-en có thể viết bằng một Hán tự khác (ご縁) cũng có ý nghĩa là Vận may. Nhưng có một câu “của cho không bằng cách cho”, bạn quyên bao nhiêu tiền cũng không quan trọng bằng lời nguyện cầu và thái độ thành tâm của bạn.

3. Tại một bữa tiệc rượu (飲み会 / nomikai)

beer
(c) PhotoAC

Người Nhật cũng có một phong tục khi thanh toán hóa đơn tại tiệc rượu nomikai với các đồng nghiệp. Nói chung, có 3 cách phổ biến để làm điều này. Đầu tiên, là kiểu ogori (おごり) là khi sếp hoặc người có địa vị cao nhất sẽ bao cả bàn tiệc. Cách thứ hai là khi có người tình nguyện chi tiền thanh toán bữa tiệc. Phương pháp cuối cùng và có lẽ là phổ biến nhất trong số ba phương pháp đơn giản là chia đều hóa đơn. Nhanh gọn lẹ nhưng cào bằng vì dù bạn gọi món gì thì số tiền cần chi của mọi người đều như nhau.

Bây giờ bạn đã có một vài ý niệm về một số phong tục phổ biến nhất liên quan đến tiền của Nhật Bản. Hi vọng những gọi ý này ít nhất cũng cứu bạn khỏi những phút bối rối khi đặt chân đến Nhật Bản.

Nguồn: Japan Info

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."