Văn hóa Một số thuật ngữ về phim truyền hình Nhật Bản

Một số thuật ngữ về phim truyền hình Nhật Bản

Đăng vào ngày trong Tin tức 7241

Bạn là người thường xuyên theo dõi phim Nhật, và biết đôi chút về thuật ngữ dùng riêng cho lĩnh vực này. Nhưng bạn có chắc là bạn đã biết hết những thuật ngữ dưới đây không?

dorama

Truyền hình Nhật Bản, tiếng Nhật là dorama, bắt nguồn từ chữ drama. Cộng đồng mạng để phân biệt với phim truyền hình các nước khác, hay gọi là J-drama. Phim truyền hình là một trong những chương trình được sản xuất nhiều và phổ biến nhất trên truyền hình Nhật Bản.

Phim truyền hình có rất nhiều chủ đề mà chiếm đa số là renai (tình yêu) trong các bộ phim tình cảm lãng mạn. Bên cạnh đó còn cò thể loại hành động, phim hài, hồi hộp, tội phạm, ngành nghề… tựu chung lại là human drama (phim tâm lý xã hội). Thể loại này thường xoay quanh mối quan hệ học đường, công sở, bạn bè, vấn đề tài chính và cuộc sống thường nhật.

Bad Boy J

renzoku

Dùng để chỉ phim truyền hình nhiều tập của Nhật, tức là có 2 tập trở lên. Một bộ phim truyền hình sẽ không được xem là renzoku khi được chia làm nhiều phần, vì có những trường hợp renzoku được chia nhiều phần để phụ hợp với lịch phát sóng của đài truyền hình.

Hầu hết phim truyền hình Nhật được phân loại renzoku (drama series – phim truyền hình dài tập). Renzoku được gói gọn trong một mùa. Đầu tiên là mùa đông (tháng 1-3), mùa xuân (tháng 4-6), mùa hạ (tháng 7-9), mùa thu (tháng 10-12) theo cách tính của người Nhật. Mỗi tuần chiếu một tập nên trung bình một phim có độ dài là 11 tập, gói gọn trong 3 tháng. Một mùa có trên dưới 20 phim, do các đài truyền hình sản xuất và phát sóng trên kênh của mình.

Có một số phim ít tập hơn, nguyên nhân do đề tài kén người xem, kinh phí thấp hoặc tỷ suất khán giả thấp nên bị cắt bỏ, vì phim renzoku thường quay theo kiểu cuốn chiếu, quay đến đâu, phát đến đó. Những phim có tỷ suất cao thường có thêm phiên bản tanpatsu (special) hoặc eiga (movie). Những phim nhận được phản hồi tốt sẽ kéo dài thêm một mùa phim nữa, hoặc nó nằm trong dự tính sẵn của các nhà sản xuất. Những phim có đề tài lịch sử (taiga) của NHK sẽ kéo dài nhiều mua phim liên tiếp (với độ dài 49-50 tập).

tanpatsu

Một cụm từ tiếng Nhật có nghĩa đen là "one-shots – một tập", dùng để chỉ những phim điện ảnh truyền hình chỉ được phát sóng trên truyền hình một lần duy nhất. Nó rất tương đồng với phim điện ảnh sản-xuất-cho-truyền-hình của Mỹ. Phim truyền hình tanpatsu có thể là một phim điện ảnh riêng biệt không liên quan hoặc không có renzoku, hoặc là một tập phim đặc biệt liên quan tới renzoku đã chiếu trước đó, hoặc là một tập phim nằm trong câu chuyện của renzoku nhưng có mở đầu và kết thúc ngay trong tập đó. Thông thường, các bộ phim tanpatsu có thời lượng 2 tiếng, tính cả quảng cáo. Các bộ phim tanpatsu thường có đề tài kỳ bí, hồi hộp. Một tanpatsu có thể chia làm nhiều phần và được phát sóng ở thời điểm khác nhau, với giờ chiếu khác nhau.

Ouran High School Host Club

1 wa kanketsu keishiki

Cụm từ này theo đúng nghĩa đen là "loại hình chốt gọn vấn đề trong 1 tập". Thể loại renzoku drama này có cấu trúc như sau: tập 1 giới thiệu 1 xung đột, sau đó xung đột được giải quyết trong tập cuối. Thế nhưng từ tập 2 cho tới hết, mỗi tập có 1 xung đột/cách giải quyết riêng. Đây là dạng phim truyền hình phổ biến của phương Tây, đặc biệt là Hollywood. Đặc biệt hơn, dạng này thường được dùng trong các phim hình sự, vd như Law & Order, Navy NCIS, CSI... Ở Nhật, dạng phim này được sử dụng khá phổ biến ở đầu thời kỳ bùng nổ phim truyền hình vào cuối thập niên 1980 và xuyên suốt thập niên 1990, và được viết bởi 1 số tác giả nổi tiếng như Nojima Shinji. Và nhiều phim truyền hình keiji/deka, cũng như jidaigeki/kanzen-choaku thường sử dụng loại hình này. Phim truyền hình ngày nay sử dụng cả kiểu này và kiểu renzoku truyền thống (tức là một vấn đề xuyên suốt cả bộ phim).

asadora Một thương hiệu do Nihon Housou (NHK) sở hữu, asadora nghĩa là phim truyền hình nhiều tập buổi sáng được chiếu trên đài NHK. Asadora phát sóng lúc 8h15 (giờ NB) từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần, và chiếu liên tục suốt 15p không xen quảng cáo. Từ asadora được kết hợp rút gọn từ chữ asa (buổi sáng) và dorama (phim truyền hình).

chanbara / chambara

Đây là một thể loại nhỏ riêng biệt của phim truyền hình cổ trang. Phim tập trung vào chủ đề đấu kiếm, kiếm đạo, hoặc samurai, vốn rất thịnh từ thập niên 1940 đến 1960. Thông thường người ta không dùng từ chanbara khi nói đến phim cổ trang Nhật Bản, jidaigeki mới là từ thích hợp hơn để chỉ dòng phim này. Nhiều trang web đã đọc nhầm chữ romaji thành chambara, nhưng khi đọc lên thì mọi người đều hiểu rằng từ đó có nghĩa là gì.

jidaigeki

Dùng để chỉ thể loại cổ trang trong phim điện ảnh, truyền hình Nhật Bản. Đó là những bộ phim thuộc thời kỳ trước năm 1900. Thông thường, jidaigeki tập trung vào thời Edo hoặc Tokugawa (1600AD đến 1867AD), nhưng cũng có cả giai đoạn trước đó.

kanzen-choaku

Từ dùng để chỉ một chủ đề trong phim truyền hình Nhật Bản, đó là nhân vật chính chiến đấu chống lại cái ác và được tưởng thưởng. Rất nhiều bộ phim jidaigeki và chanbara được viết theo chủ đề này. Bạn sẽ hiếm khi gặp chủ đề này trong các phim truyền hình thời hiện đại, thời thượng.

kurai

Từ để chỉ những bộ phim truyền hình, điện ảnh Nhật Bản tập trung vào chủ đề đen tối, u ám.

michiyuki

Một dạng phim truyền hình Nhật mà trong đó cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật được biểu lộ qua những nơi mà họ ghé đến trong cuộc hành trình. Thông thường, bằng phương thức biểu tượng và ám chỉ, chuyến hành trình dẫn đến một sự chuyển đổi về tinh thần.

Himitsu

shousetsu (phim chuyển thể từ tiểu thuyết)

Dùng để chỉ những bộ phim truyền hình được làm dựa theo tiểu thuyết. Cách dùng: "renzoku shousetsu" nghĩa là phim truyền hình nhiều tập dựa theo tiểu thuyết. Trên một số trang web, họ bỏ đi chữ 'u', tức là chỉ còn đọc thành "shosetsu", tuy nhiên từ này lại mang một nghĩa hoàn toàn khác.

taiga (phim lịch sử)

Một thương hiệu của NHK. Taiga là phim truyền hình cổ trang nhiều tập được thực hiện thường niên của NHK. Các bộ phim taiga được phát sóng lúc 20h (giờ Nhật) Chủ nhật hàng tuần, chiếu suốt 45 phút không xen quảng cáo. Trái với suy nghĩ thường thấy, từ "taiga" nói chung không liên quan gì đến phim cổ trang (jidaigeki). Từ "taiga" có nghĩa là "dòng sông lớn", chẳng hạn như dòng sông thời gian.

trendy drama (phim thần tượng)

Dùng để chỉ những bộ phim có nội dung tập trung vào những vấn đề mà giới trẻ Nhật đang phải đối mặt hàng ngày, ví dụ như tình yêu, khúc mắc gia đình, và các vấn đề xã hội khác. Thứ phân biệt rõ một trendy drama với các thể loại phim truyền hình khác đó là việc nhắm rõ ràng vào đối tượng khán giả trẻ tuổi xem TV, bằng cách chuyển một bộ phim truyền hình 12 tập thành một cỗ máy marketing trên truyền hình. Thành công của công thức trendy là nhờ vào kịch bản sáng tạo của các biên kịch trẻ tuổi, những người vốn gần gũi với giới trẻ Nhật, và cộng tác với nhiều công ty đại diện nghệ sĩ khác nhau trong giới giải trí để có được những thần tượng trẻ tuổi đa tài. Với hầu hết các fan của trendy drama, họ chọn xem phim trước nhất là vì diễn viên, tiếp theo mới là nội dung chuyện phim. Đa số các chuyên gia đều cho rằng Fuji TV chính là đài đã sáng tạo ra công thức trendy drama vào cuối thập niên 1980.

Dịch bởi Rin-chan và Doll
Tổng hợp bởi Aka!chan

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."