Ẩm thực Câu chuyện về hai món bánh ngọt: Taiyaki và Imagawayaki

Câu chuyện về hai món bánh ngọt: Taiyaki và Imagawayaki

Đăng vào ngày trong Tin tức 2555

Ẩm thực Nhật Bản đã tạo ra những món ăn đa dạng vang danh khắp thế giới, từ ramen cho đến sushi và tempura. Không chỉ có thế! Bên ngoài những nhà hàng lịch sự sang trọng là cả một thiên đường đồ ăn và bánh kẹo đường phố được truyền thống gìn giữ cho đến ngày nay. Có lẽ bạn đã từng được thử qua một trong số chúng – takoyaki, yakitori, yakiimo? Tại sao tên của những món ăn lại nghe giống nhau? "Yaki" có nghĩa là chiên hoặc nướng, và từ này xuất hiện thường xuyên trong tên của các món ăn Nhật.


(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Trước khi món pancake hiện đại nổi đình nổi đám nhờ vào các tiệm café thời thượng, Nhật Bản cũng có món pancake cổ truyền của riêng mình - taiyaki và imagawayaki. Đây là 2 món ăn vặt được tìm thấy dễ dàng ở các cửa tiệm đường phố hay các lễ hội, cả hai đều được làm từ loại bột giống pancake và được nhồi nhiều loại nhân khác nhau. Mặc dù chúng có vị và kết cấu giống nhau, hai thứ bánh này vẫn có những điểm riêng biệt.

Taiyaki (Bánh cá)

 
(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Sự khác biệt chính để phân biệt rõ ràng hai thứ bánh trên chính là hình dáng. Taiyaki được đặt tên bởi vì có hình dạng như con cá – “tai” trong tiếng Nhật có nghĩa là cá tráp, tạo nên hình dáng độc đáo và nguồn gốc của cái tên của món ăn này. Tùy thuộc vào nơi chế biến mà chúng có thể mỏng và giòn hoặc là dày và nở.

 
(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Nhân bánh thường thấy nhất là đậu đỏ, nhưng chỉ sau vài năm, có rất nhiều loại nhân khác đã ra đời, từ kem trứng cho đến khoai lang, hay kể cả nhân mặn. Bột bánh thường giống nhau. Bột bánh được đổ vào khuôn hình con cá, và sau đó là một con cá tráp ngọt ngào vàng thơm được ra đời. Ngoại hình của chiếc bánh cũng giống với thực tế, với độ lớn và vẩy y hệt như một con cá. Đây là đặc điểm chính làm cho taiyaki trở thành món ăn tráng miệng có ngoại hình đặc biệt nhất trong các loại bánh ngọt truyền thống của Nhật. Khi ăn taiyaki, thông thường sẽ chia ra hai nhóm người ăn từ đầu và người ăn từ đuôi. Còn bạn thì sao, bạn thích ăn từ bên nào hơn?

 
(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Imagawayaki

 
(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Trong khi đó, imagawayaki thì không gây rắc rối như vậy – bạn cắn từ đâu cũng giống nhau cả thôi. Hình thù của chúng đơn giản hơn so với hình dáng cầu kì của taiyaki. Chúng được làm từ các khuôn tròn, vì vậy chúng sẽ mềm và có hình cầu, thường vỏ bánh sẽ dày và mềm hơn taiyaki. Imagawayaki có thể giòn rụm xung quanh đường viền cạnh, nhưng những phần còn lại thì nhẵn và xốp.

 
(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Một đặc điểm độc đáo nữa của imagawayaki là chúng có nhiều phiên bản khác nhau. Ở mỗi vùng trên đất nước chúng có thể được gọi bằng một cái tên hoàn toàn khác. Phiên bản thông thường nhất là “obanyaki” bởi người dân ở vùng Kansai. Xuống phía Nam, chúng được biết đến với cái tên “kaitenyaki” ở vùng Kyushu, theo như cách chiếc chảo được xoay vòng trong quá trình nấu. Sự đa dạng trong cách gọi có thể quy về lịch sử lâu đời của imagawayaki – nó xuất hiện trước taiyaki gần một thế kỷ. Imagawayaki lần đầu được bán ra vào thời kì Edo những năm thế kỷ 18, trong khi taiyaki xuất hiện vào thời kì Meiji sau đó.

 
(c) Sharuru @ Tokyo Girls Update

Thật khó để nói loại nào nổi tiếng hơn. Có lẽ tùy thuộc vào sở thích, hoặc đơn giản chỉ là bạn đã bắt gặp món nào trước. Cả taiyaki và imagawayaki đều là những món ăn yêu thích vô tận mà bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên bất kỳ con đường ở Nhật Bản. Chúng thường có giá chỉ hơn 200 yên một chút (khoảng 40k), giúp chúng trở thành lựa chọn tối ưu vì rẻ và nhanh gọn khi bạn cảm thấy hơi đói bụng. Tất nhiên là bạn phải thử cả hai loại bánh truyền thống này trước khi quyết định món ăn nào phù hợp với vị giác của mình hơn.

Nguồn: Tokyo Girls Update
Dịch: Kaze

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."