Hóng 40 điều khác biệt giữa phim truyền hình Nhật Bản và nước ngoài

40 điều khác biệt giữa phim truyền hình Nhật Bản và nước ngoài

Đăng vào ngày trong Tin tức 5112

Với các fan Nhật, các bộ phim trên màn ảnh nhỏ Nhật Bản luôn có những yếu tố độc đáo rất riêng, không hề bị trộn lẫn với bất cứ nơi nào khác.

5-ji Kara 9-ji Made
(5-ji Kara 9-ji Made ~ Watashi ni Koi Shita Ikemen Sugiru Obousan - Fuji TV)

Nếu đã xem rất nhiều phim truyền hình Nhật Bản, cá là bạn đã bắt gặp những tình huống, kiểu nhân vật hoặc tình huống thường xuyên lặp đi lặp lại. Những yếu tố thường thấy nhất là những nhân viên mới vụng về nhưng chân thành cùng vị sếp nghiêm khắc nhưng chu đáo, những chàng trai cô gái tuổi teen say đắm vì yêu nhưng chuyện tình của họ bị ngăn trở bởi căn bệnh bí ẩn, và các bậc cha mẹ tát vào mặt những đứa con ngỗ nghịch rồi tiếp theo là cái ôm ghì đẫm nước mắt, vì đó là cách thương con cái của họ.

Nhưng nếu đảo ngược quan điểm thì sao? Với khán giả Nhật Bản thì những yếu tố nào là phổ biến ở phim truyền hình nước ngoài, nhất là các bộ phim của Mỹ? Để tìm hiểu, chúng tôi đặt câu hỏi với phóng viên Nhật, và cũng là một fan hâm mộ phim truyền hình, Harada Takashi. Và sau đây là danh sách 40 điều Harada nhận thấy ở các bộ phim nước ngoài:

Prison Break
(Prison Break - Fox)

1. Họ thực sự đi sâu vào giá trị thực của bộ phim.

2. Những cảnh mở đầu bộ phim thực sự rất tuyệt vời.

3. Các nhân vật luôn phải đối mặt với một chuỗi khủng hoảng không có hồi kết.

4. Bạn gần như có thể khẳng định một người nghiện ma túy cũng có thể trở thành một phần của câu chuyện.

5. Các nhân vật thường đến những buổi trị liệu nhóm.

6. Luôn có một nhân vật “nặng kí” trong bộ phim.

7. Những điềm báo trước trong phim thường vụng về.

8. Các tập phim thường kết thúc vào đúng lúc mấu chốt nên bạn rất háo hức để biết được tập tiếp theo sẽ như thế nào.

9. Mọi người có thể trộm xe cực kì cực kì dễ dàng.

10. Nếu ai đó đang khởi động xe, động cơ thường sẽ tắt máy vào đúng lúc kịch tính nhất.

11. Đội bắn pháo hoa không bao giờ đùa. Những chùm pháo hoa cực lớn!

12. Mùa đầu tiên của bộ phim thường kết thúc rất tuyệt.

13. Khi một series kết thúc thì thất vọng đến cực điểm.

14. Cửa có thể bị phá xuống dễ dàng đến mức như thể nó chỉ được dán lên tường.

15. Các nhân vật đáng lẽ là học sinh trông thường khá già dặn.

16. Nếu có chuyện gì tốt xảy ra, các nhân vật thường dừng những việc họ đang làm và tổ chức một party ngay và luôn tại đó.

17. Nếu ai đó ăn hamburger, cái hamburer đó thường rất khủng.

18. Mà thực ra, tất cả đồ ăn trong phim đều khủng.

19. Mọi người đều cất thuốc trong một ngăn kéo.

20. Người ta ngoại tình ngay lập tức, không hề do dự.

Được rồi, hãy dừng một chút để xem lại vài kết quả quan sát của Takashi nào. Hầu như các bộ phim truyền hình của Nhật thường có bài hát mở đầu là những bản pop được thu âm bởi những nghệ sĩ nổi tiếng, và việc quảng cáo cũng khá là nặng tay dựa theo độ nổi tiếng của các diễn viên đóng chính trong phim. Chính bởi những điều đó, bạn thường sẽ không thấy đoạn mở đầu kịch tính trong các bộ phim truyền hình Nhật Bản mà chỉ thường là vài cảnh quay dàn diễn viên khi ca khúc chủ đề vang lên.

Himomen
(Himomen - TV Asahi)

Về việc các khủng hoảng cứ xảy ra hết lần này đến lần khác, do phim truyền hình Nhật thường chỉ có 12 tập nên nhà sản xuất không có đủ thời gian để tạo dựng nhiều xung đột hoặc câu chuyện. Nếu một bộ phim trở nên hot, có thể nó sẽ được kéo dài thêm vài mùa sau đó, nhưng kể cả sau đấy, thì mỗi mùa sẽ mang một sự thú vị riêng kể cả khi đó chỉ là một câu chuyện độc lập. Do đó, ở phim truyền hình Nhật không có những thử thách dữ dội chất chồng và các mối nguy hiểm không ngừng tăng lên - một đặc điểm thường thấy trong phim truyền hình Mỹ. 

Thế còn nhận xét về việc để thuốc trong ngăn kéo? Phòng tắm ở Nhật không phải lúc nào cũng có nhiều không gian trống nên họ thường không dùng hẳn một chiếc tủ thuốc lớn như nhà của người Mỹ. Thay vào đó, thông thường người ta để thuốc vào trong hộp rồi cất vào ngăn kéo.

Được rồi, chúng ta cùng chuyển đến phần còn lại của danh sách nào.

How I Met Your Mother
(How I Met Your Mother - CBS)

1. Khi các nhân vật hôn nhau, họ thường hôn kiểu Pháp.

2. Và các nụ hôn… lâu ơi là lâu.

3. Như thể họ thực sự đắm chìm vào trong nụ hôn ấy.

4. Trang phục của nhân vật nữ toàn lộ ngực.

5. Bạn bè cuối cùng thành người yêu.

6. Nhân vật vốn tưởng đã chết bỗng sống lại theo một cách ảo diệu nào đó.

7. Tình bạn dễ dàng bị hủy hoại.

8. Sẽ luôn có một nhân vật trông rõ là bình thường nhưng bạn sẽ không đời nào biết được nhân vật đó sẽ làm gì sau đó.

9. Và họ thường là một nhân vật mấu chốt của câu chuyện.

10. Các nhân vật thường uống bia trong chai thay lon.

11. Nếu một nhân vật nào đã giàu thì phải nói là Siêu Giàu luôn.

12. Những trận đấu súng luôn khiến khán giả phải hồi hộp.

13. Nhà biên kịch rất giỏi cân bằng để các nhân vật đều nhận được cả điều tốt lẫn điều xấu đến với họ.

14. Nhân vật thường ngay lập tức cúp máy sau khi đã nói xong điều mình cần nói.

15. Nếu có ai đó đang yêu thì họ sẽ chẳng bao giờ để lỡ mất cơ hội nào để nói: Anh yêu em hoặc Em yêu anh.

16. Người chủ sẽ thường xoa đầu thú nuôi của họ và nói (Thường là chó): Đúng là một cậu bé ngoan!

17. Khi trẻ con bị trừng phạt bởi bố mẹ, chúng thường bị cấm ra khỏi nhà.

18. Bản phụ đề và bản lồng tiếng thường đem lại cảm giác về lời thoại khác nhau.

19. Xem phụ đề là tuyệt nhất nhưng bản lồng tiếng cũng có nét đặc sắc riêng của nó.

20. Sau khi bạn xem xong tập đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy như mình bị cuốn hút và muốn xem cả series phim.

Khi xét đến sự thật rằng Nhật Bản có một số chương trình đêm khuya mà trong đó phần lớn nguyên nhân chính là để chiếu cảnh những người mẫu mặc bikini, hơi bất ngờ khi thấy Harada giật mình về chuyện khoe ngực. Tuy nhiên, phim truyền hình Nhật Bản thường phản ảnh xu hướng các thời trang hiện hành, và ở Nhật mặc váy ngắn hay quần short không phải là chuyện gì đó tai tiếng, nhưng ngay cả áo croptop cũng được coi là một lựa chọn táo bạo, đặc biệt là ở môi trường làm việc.

Trẻ em bị cha mẹ cấm túc cũng là một điều mà bạn rất ít khi thấy ở phim truyền hình Nhật. Những đứa trẻ thường được miêu tả với vẻ hiền lành trong sáng, và hầu hết những đứa trẻ mang tính cách ngang bướng xuất thân từ các gia đình ít quan tâm đến con cái.

Và cuối cùng, tất cả các cảnh hôn trong phim đều có sự khác biệt rõ rệt. Chỉ với 12 tập để có thể kể hểt câu chuyện, phim truyền hình lãng mạn Nhật Bản thường chú trọng đến tiến trình yêu đương của các nhân vật cho đến khi họ nhận ra là họ đã yêu nhau. Một khi họ bày tỏ tình cảm của mình với đối phương, mùa phim sẽ kết thúc vừa vặn đúng lúc, và khán giả thường chỉ thấy được một nụ cười dịu dàng của các nhân vật, với ngụ ý rằng những biểu hiện tình cảm thân mật xa hơn của cặp đôi này sẽ không được thể hiện trên màn ảnh.

Hanbun, Aoi.
(Hanbun, Aoi. - NHK)

Nhưng như điều mà Takashi đã nhắc đến vào điều cuối cùng của danh sách, cốt chuyện kéo dài của các bộ phim truyền hình nước ngoài khiến cho chúng ta có một cảm giác khác biệt hơn so với khi xem phim Nhật Bản, và một khi đã trở thành fan của họ, đây quả là lý do chính đáng để tiếp tục theo dõi bộ phim.

Nguồn: Japan Today
Dịch: Drake

Admin

Admin

"Yêu đương chỉ như những áng mây lướt nhanh qua trời
Yêu chi cho lệ hoen đôi mi, để con tim vụn vỡ
Khi yêu cứ ngỡ nên thơ, tình yêu như giấc mơ
Để hôm nay ôm một mối sầu bơ vơ."